Theo Tạp chí Nhi khoa (the Journal of Pediatrics), khi làm một cuộc khảo sát, họ đã tìm thấy trong nước tiểu của 81% trẻ sơ sinh được tìm thấy có chứa Phthalates. Đó là những trẻ sơ sinh có sử dụng dầu gội, sữa tắm và kem dưỡng ẩm có mùi hương.
Ngoài ra, một cuộc khảo sát các sản phẩm chăm sóc cá nhân tại Mỹ đã thu thập khoảng 170 mẫu mỹ phẩm trang điểm, kem dưỡng, dầu gội và các sản phẩm khác, trong đó có 20 mặt hàng dành cho trẻ sơ sinh để thử nghiệm. Kết quả cho thấy, trong các sản phẩm dành cho em bé, nồng độ phthalate thấp nhưng paraben rất phổ biến. Khi các nhà nghiên cứu tính toán mức độ tiếp xúc có thể, họ ước tính rằng trẻ sơ sinh và trẻ em tiếp xúc với các hóa chất này nhiều hơn so với phụ nữ trưởng thành, từ hai đến ba lần.
Vì thế, việc da của bé cần được chăm sóc bằng các sản phẩm an toàn. Dưới đây là những lưu ý khi chọn sữa tắm, dầu gội cho bé:
Dựa vào da của bé
Da của bé cũng như người lớn chúng ta, có bé da khô, da nhờn, da nhạy cảm… Vậy nên chọn sản phẩm phù hợp với làn da của bé là yếu tố đầu tiên mà các mẹ cần chú ý đến khi mua sữa tắm cho con.
Nếu da bé khô thì các mẹ nên chọn mua loại sản phẩm có nhiều kem giữ ẩm. Nếu da bé nhạy cảm với ánh nắng, môi trường thì các mẹ hãy chọn mua sữa tắm có cả thành phần kem chống nắng dành cho trẻ em. Có một số loại sữa tắm đặc biệt thích hợp cho những bé nào bị nhiều rôm sảy, tuy nhiên các mẹ cũng nên cẩn thận thử trước một ít cho bé trước khi dùng toàn thân xem có hợp với da bé không vì nhiều bé tắm không hợp sẽ bị mẩn ngứa.
Da của bé cũng như người lớn chúng ta, có bé da khô, da nhờn, da nhạy cảm… Vậy nên chọn sản phẩm phù hợp với làn da của bé là yếu tố đầu tiên mà các mẹ cần chú ý đến khi mua sữa tắm cho con.
Dựa vào thành phần và chiết xuất
Các mẹ nên chọn loại sữa tắm có chứa nhiều vitamin, tinh chất sữa tự nhiên, không chỉ có tác dụng giúp da sạch sẽ mà còn có tác dụng nuôi dưỡng làn da nhạy cảm của bé. Hoặc các loại có thêm chất acid citric làm sạch da mà không làm mất các chất nhờn sinh lý tự nhiên trên da. Hoặc các mẹ cũng có thể chọn loại tăng cường thêm vitamin E vừa dưỡng da vừa làm da bé dịu mát và sảng khoái sau khi tắm.
Ngoài ra, sữa tắm chứa tinh dầu ancaloit chiết xuất từ hoa cúc La Mã và cocamile betaine chiết xuất từ ca cao có tác dụng sát trùng, làm sạch và giữ da luôn mịn màng.
Nếu bạn sợ da bé bị kích ứng thì nên chọn loại sữa có Acid lactic và Lactoserum. Lactoserum được chiết suất từ sữa, chứa nhiều vitamin, acid amin, nguyên tố vi lượng và khoáng chất. Những loại sữa tắm chứa hai thành phần này sẽ không gây dị ứng da.
Dựa vào mùi hương
Sữa tắm cho bé thường có rất nhiều mùi, chủ yếu là mùi hoa quả như: Đào, dưa hấu, táo, cam… Nhưng cũng có những loại chiết xuất từ lúa mạch, giàu dưỡng chất vitamin và loại chiết xuất từ cây nha đam và tinh dầu hoa anh thảo có hương thơm nhẹ nhàng. Ngoài ra còn có nhiều mùi khác như hương hoa, tinh dầu dừa…
Nhưng các mẹ chú ý nên chọn sữa tắm có mùi hương thật nhẹ, vì việc cho hương liệu tạo mùi trong sữa tắm có thể làm bé không thích hoặc dị ứng mùi.
Chọn sữa tắm có mùi hương thật nhẹ, vì việc cho hương liệu tạo mùi trong sữa tắm có thể làm bé không thích hoặc dị ứng mùi.
Dựa vào xuất xứ
Nên chọn sữa tắm có ghi xuất xứ rõ ràng. Xuất xứ thì có thể dựa vào mã vạch trên sản phẩm. Tuyệt đối không nên mua sản phẩm không ghi nơi sản xuất, mã vạch. Không nên tin vào lời giới thiệu đó là hàng xách tay hay hàng nước ngoài xịn. Vì da bé rất nhạy cảm và dễ bị bệnh ngoài da nên chúng ta không được tùy tiện dùng các sản phẩm không được đảm bảo như vậy.
Hiệu quả cho mọi lọai da của bé
Làn da của bé rất mỏng manh, chỉ cần một chút sơ ý thôi cũng có thể gây tổn thương. Sữa tắm và dầu gội cũng vậy, nếu không chú ý, các mẹ có thể vô tình gây tổn hại cho con, nhất là những năm tháng đầu đời, khi con vừa được làm quen với môi trường sống bên ngoài. Không chỉ cần được chăm sóc bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý để bé có làn da khỏe mạnh mà việc tắm gội cũng ảnh hưởng trực tiếp lên da bé. Chỉ cần một chút thành phần không phù hợp cũng có thể gây tổn hại đến làn da non nớt của bé. Vậy nên một loại sữa tắm tốt không những giúp tắm gội sạch mà còn giúp cho da, lông, tóc của bé được cân bằng, phát triển khỏe mạnh.
Nên chọn sữa tắm có ghi xuất xứ rõ ràng. Xuất xứ thì có thể dựa vào mã vạch trên sản phẩm.
10 bí quyết để việc tắm cho bé trở nên nhẹ nhàng
Rất nhiều cha mẹ cảm thấy không an toàn hay lo lắng khi phải tắm cho con. Tâm lý đó dẫn đến việc lúng túng, có thể khiến mẹ tắm cho bé không sạch, hoặc kéo dài thời gian tắm khiến bé bị lạnh. 10 chia sẻ dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu làm sao để tắm cho bé một cách tốt nhất.
1. Mẹ chỉ nên tắm cho bé vài lần trong tuần (tùy vào nhiệt độ, thời tiết mà mẹ điều chỉnh số lần tắm cho phù hợp). Đối với những ngày không tắm, mẹ hãy rửa mặt, cổ, bụng và vệ sinh phần dưới của con sạch sẽ.
2. Hãy nói những câu quen thuộc với bé trước khi tắm. Ví dụ mẹ có thể nói: “Mẹ con mình đi tắm đi để thơm tho sạch sẽ nhé.” Những lời nói lặp đi lặp lại đó của mẹ mỗi lần giúp bé nhận thức được rằng bé sắp đi tắm, tạo điều kiện để bé có tâm lý sẵn sàng. Cha mẹ cũng nên chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết và đảm bảo phòng ấm trước khi tắm cho bé.
3. Bạn cũng nên để ý đến những cái chậu dùng trong việc tắm cho con. Lời khuyên là bạn hãy mua những chậu có thành không quá cao, giúp bạn dễ dàng trong việc thao tác. Ngoài ra, kích thước của chậu sao cho phù hợp với bé cũng là điều bạn cần quan tâm.
4. Làn da trẻ nhỏ vô cùng mỏng và nhạy cảm. Vì thế, nhiệt độ nước trong khoảng 36 – 38°C là phù hợp với trẻ. Mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ nước bằng khủy tay của mình hoặc cặp nhiệt độ. Mẹ cũng nên tránh để quá nhiều nước trong chậu (mặt nước chỉ nên cao hơn đáy chậu 5 – 8 cm) vì khi quẫy đạp bé có thể vô tình để lọt nước vào tai, mắt, miệng.
5. Khi vệ sinh cho con trong những ngày con không tắm, mẹ nên dùng một miếng vải bông nhỏ (loại bông miếng y tế) để lau người cho con thay vì khăn xô, vì vải bông mềm mại với làn da trẻ nhỏ hơn.
6. Cha mẹ nhớ vệ sinh kỹ những nếp da của bé vùng dưới cằm, cổ.
7. Khi bắt đầu tắm, các mẹ hãy đặt bé xuống chậu nước thật chậm và nhẹ nhàng. Kinh nghiệm là vòng một tay của mẹ ra phía sau bé để bé có thể tựa vào ở phần vai, cổ; đồng thời tay mẹ nắm chắc cánh tay bé (nắm cánh tay phía xa mẹ hơn). Tư thế bế như vậy sẽ giúp bạn giữ chắc con khi cho con tắm và cơ thể con cũng được thả lỏng, thoải mái.
8. Bạn có thể dùng những sản phẩm sữa tắm, dầu gội có tính làm sạch nhẹ (độ pH trung bình) để tắm rửa cho bé. Những sản phẩm này cũng sử dụng được trong việc vệ sinh vùng dưới của trẻ. Bí quyết nho nhỏ để giúp làn da con trẻ luôn mềm mượt, mịn màng là nhỏ một vài giọt dầu quả hạnh vào nước tắm của con.
9. Vào mùa đông, thời tiết khô hanh sẽ khiến làn da bé bị mất nước dẫn đến hiện tượng da khô, nứt nẻ. Để tránh tình trạng trên, mẹ nên cho bé sử dụng sữa dưỡng thể hoặc kem dưỡng ẩm cho bé. Thời điểm thích hợp nhất để bôi sữa dưỡng thể là khi bé đã được tắm rửa sạch sẽ và lau khô người.
10. Trong trường hợp bé quá quấy khóc không chịu tắm, mẹ cũng đừng nên bắt con tắm nhiều, dễ khiến con trẻ cảm thấy căng thẳng. Số lần tắm chỉ cần 2 hoặc 3 lần 1 tuần, và thay vào những ngày không tắm, mẹ hãy chăm chỉ lau mặt, cổ, bụng và vệ sinh vùng dưới của con bằng vải bông với nước ấm.
Ngọc Anh (Tổng hợp)/ĐSPL
0 nhận xét:
Đăng nhận xét