Hàng năm, cứ mùa mưa ẩm đến (tháng 4 – 11) lại mang theo bao nỗi lo về các căn bệnh do muỗi gây ra, nhất là dịch sốt xuất huyết. Mặc dù không phải là căn bệnh quá đáng sợ nhưng nếu điều trị không đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Do đó cần hiểu đúng về bệnh sốt xuất huyết, các biến chứng và lưu ý cần nhớ khi điều trị căn bệnh này.

Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây nên, bệnh lây nhiễm qua muỗi vằn Aedes aegypti, sau 4-6 ngày bị đốt, bệnh nhân sẽ bắt đầu triệu chứng đầu tiên, thông thường là sốt cao đến 39-40oC, đau đầu, đau cơ khớp, buồn bôn, sưng hạch. Đây là những triệu chứng không điểm hình và dễ nhầm với các bệnh sốt khác. Sau cơn sốt vài ngày, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu xuất huyết từ nhẹ đến nặng, xuất huyết ngoài da (nốt, chấm, mảng), chảy máu chân răng, máu cam,… Trường hợp nặng là đau bụng, đau tức vùng gan, nôn ra máu, tiểu ra máu, đi ngoài phân đen, người vật vã,… nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn tới tử vong.


Để phân biệt nốt xuất huyết với nốt muỗi đốt, bạn có thể dùng 2 ngón tay kéo căng vùng da có nốt, nếu nốt xuất huyết sẽ không bị mất đi, còn nốt muỗi đốt bình thường sẽ biến mất và lại xuất hiện khi bạn buông tay. Bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng là D1, D2, D3 và D4 với các triệu chứng bệnh giống nhau. Do không tạo được miễn dịch chéo vì thế mỗi người có thể mắc bệnh tới 4 lần, cấp độ nặng dần. Do đó bạn không được chủ quan, luôn thực hiện các biện pháp phòng ngừa muỗi như phun thuốc diệt muỗi, dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đậy kín các vật dụng chứa nước,…


Những biến chứng của bệnh sốt xuất huyết

Sau khi bị muỗi mang virus đốt, người bệnh sẽ sốt cao, đau mỏi khắp người sau 3-4 ngày thì lui sốt, nhưng chính giai đoạn lui sốt này sẽ xuất hiện các biến chứng hạ tiểu cầu hoặc cô đặc máu, thiếu thể tích tuần hoàn có thể dẫn tới tụt huyết áp, sốc,… vì thế người bệnh không được chủ quan và cần lưu ý đặc biệt giai đoạn từ ngày 4-7. Đừng tự điều trị tại nhà mà hãy đi khám, xét nghiệm máu hằng ngày để xem tiểu cầu có bị giảm mạnh không. Nếu có thể các biểu hiện như li bì (ở trẻ nhỏ), mệt mỏi, buồn nôn, chảy máu cam, máu chân răng,… thì hãy đến ngay bệnh viện để điều trị kịp thời.
Biến chứng nguy hiểm hơn nữa là sốc do thể tích máu lưu hành giảm, dẫn tới tăng tính thấm thành mạch thoát huyết tương và xuất huyết do tiều cầu giảm nhanh, đặc biệt là xuất huyết não, nội tạng, đe dọa tới tính mạng.

Lưu ý cần nhớ khi bị sốt xuất huyết
  • Hiện nay chưa có thuốc đặc trị căn bệnh này mà chỉ có thể điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng cho người bệnh. Với trường hợp nhẹ có thể nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà, thực đơn cho người bệnh là các món mềm, dễ tiêu như cháo, súp, bù nước và điện giải bằng cách uống nước đun sôi, sữa, oresol,… Người nhà cần theo dõi thường xuyên lúc sốt cao và khi có dấu hiệu xuất huyết hoặc bện tăng nặng thì phải đưa bệnh ngây tới bệnh viện ngay lập tức.
  • Khi sốt cao, có thể dùng paracetamol dạng đơn độn cho bệnh nhân uống hạ sốt, liều dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Lưu ý những thuốc giảm đau hạ sốt thuộc nhóm steroid, ibuprofen, naproxen, aspirin, acid mefenamic,… do có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, nếu sử dụng có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết tạng nên tuyệt đối không dùng cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
  • Với các bệnh nhân bị sốt xuất huyết thì việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết, bởi bệnh do virus gây ra mà kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nên không mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu sử dụng không đúng cách còn có thể làm tăng độc tính trên gan, thận, làm tình trạng người bệnh thêm xấu hơn.
  • Tuyệt đối không cạo gió cho người bệnh theo phương pháp dân gian bởi khi cạo gió cần dùng lực và dầu nóng có thể làm ảnh hưởng tới cơ và giãn mạch, gây nguy hiểm đến tính mạng bởi tình trạng xuất huyết nghiêm trọng hơn.
  • Không tự ý truyền dịch: Nếu không làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, khi tự ý truyền dịch nếu quá tải có thể làm bệnh nhân bị phù phổi, truyền không đúng cách sẽ gây sốc (sốc do truyền dịch, không phải do bệnh gây ra).
  • Trường hợp phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết: đừng quá lo lắng bởi không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm, nếu thai phụ sốt từ 38,5 trở lên và kéo dài mới ảnh hưởng đến thai nhi, do đó hãy áp dụng các biện pháp khống chế và kiểm soát thân nhiệt bằng cách dùng thuốc hạ sốt cho bà bầu, mặc quần áo mát, rộng rãi, chườm trán, lau người.
Trên đây chuyên trang dịch vụ phun thuốc diệt muỗi tại nhàthuocdietcontrung.info đã chia sẻ về bệnh sốt xuất huyết và những lưu ý khi điều trị, hãy luôn tự bảo vệ bản thân và gia đình trước các dịch bệnh bạn nhé!
Next
This is the most recent post.
Previous
Bài đăng Cũ hơn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top