Vào thời điểm giao mùa, thời tiết có độ ẩm cao, nhiệt độ biến động thất thường nên tạo điều kiện thuận tiện cho các loại côn trùng như muỗi, gián, chuột,... phát triển mạnh và lây bệnh.

Các chuyên gia y tế và bác sĩ chuyên khoa khuyên chúng ta nên sử dụng các phương pháp phòng chống muỗi và các loại côn trùng an toàn và hiệu quả. Một số cách phòng chống côn trùng hiệu quả, bảo vệ sức khỏe và tiết kiệm bạn có thể dùng như: sử dụng thuốc chống muỗi hay sản phẩm chống muỗi bằng cửa lưỡi hay thuốc trị côn trùng cắn.

Vì chưa có loại vacine nào phòng bệnh cũng như chưa thuốc điều trị đặc hiệu, bệnh diễn biến nguy hiểm, khó lường và có thể gây ra tử vong vì thế mọi người nên chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết. 


Thường thì bệnh hay xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi, nhưng hiện nay mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm sốt xuất huyết, cả trẻ sơ sinh cũng bị và tỷ lệ người lớn bị nhiễm ngày càng tăng và thường gặp nhiều biến chứng nặng hơn ở trẻ.

- Trẻ em bị số xuất huyết sẽ có biểu hiện sốc nhiều hơn xuất huyết.

- Ở người lớn, xuất huyết nhiều hơn sốc và sốt cao hơn trẻ em, khi sốt thường kèm theo lạnh run, nhức đầu, thời gian kéo dài từ 7 đến 10 ngày (ở trẻ em thường từ 5 đến 7 ngày). Xuất huyết thường xuất hiện sau 2-3 ngày sốt cao, những chấm xuất huyết dưới da xuất hiện, sau khi đụng chạm nhẹ sẽ chảy máu rang và chảy máu mũi.

Riêng ở nữ giới, xuất huyết âm đạo không trùng với chu kỳ kinh nguyệt, vì thế nhiều người nhầm tưởng mắc bệnh phụ khoa. Sốt xuất huyết ở người lớn nguy hiểm nhất là lúc huyết áp bị tụt, gây biến chứng như xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đi tiểu ra máu, phân đen), suy gan, đông máu.

Khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và chữa trị kịp thời.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top