Hiện nay, do công việc bận rộn, nhiều bà mẹ ít có thời gian chăm sóc con nhỏ nên xu hướng dùng tã giấy tiện dụng thay thế cho tã vải ngày càng nhiều, sử dụng tã không chất lượng, không thay tã thường xuyên và vệ sinh đúng cách mỗi lần thay tã, dẫn đến tình trạng hăm tã xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh. Các bậc phụ huynh hãy tham khảo những các dưới đây để phòng và trị hăm cho bé yêu nhé!


Chữa trị hăm tã cho trẻ:
- Lựa chọn loại tã có chất lượng tốt.

- Hãy giữ cho em bé luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên. Thay tã thường xuyên để da bé không phải tiếp xúc với các enzyme gây kích ứng có trong phân, nước tiểu trong thời gian quá lâu. Điều này có nghĩa là cha mẹ nên chú ý kiểm tra tã của trẻ để thay ngay cả ngày lẫn đêm.

- Không nên đóng tã cho bé quá chật đến nỗi không khí khó có cơ hội lưu thông quanh vùng da mông của bé. Việc nới lỏng tã còn khiến bé dễ thở hơn. Ngoài ra, bạn nên tránh loại tã ít có khả năng thấm hút tốt, an toàn, mềm mại.

- Cho bé bú mẹ càng lâu càng tốt: sữa mẹ có khả năng củng cố hệ miễn dịch, giúp cơ thể bé đương đầu với các loại vi khuẩn gây bệnh. Bé bú mẹ cũng ít phải dùng kháng sinh - yếu tố góp phần làm tăng chứng hăm tã ở bé.



- Sau khi tắm hoặc cho mỗi lần thay tã, bố mẹ nhớ vệ sinh cho bé sạch sẽ, lau khô và kem trị hăm cho toàn bộ khu vực quấn tã bao gồm mông, bộ phận sinh dục bé và đặc biệt là khu vực tiếp xúc với mép tã giấy.



- Tã lót của bé nên bằng vải sợi cotton và được giặt sạch sẽ bằng xà phòng nhẹ (xà phòng thơm, dầu gội đầu, sữa tắm), phơi hoặc sấy khô rồi mới sử dụng.

- Phòng ngủ, giường nằm của bé phải sạch sẽ, thoáng mát.

- Cố gắng để bé được “nuy” mỗi ngày vài lần giúp cho da được khô thoáng.



- Mẹ bé cần rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với da bé và nhớ kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt.

Bên cạnh những loại kem chống hăm trên thị trường, hiện nay có nhiều bài thuốc dân gian chống hăm cho bé rất hiệu quả, được các mẹ chia sẻ rộng rãi như: Dùng lá chè xanh hoặc nụ vối hoặc lá trầu không rửa sạch, cho vào nước đun lên. Lấy nước đó đổ vào chậu cho nguội bớt. Khi nước còn hơi âm ấm, dùng rửa vùng da hăm cho bé. Cách thứ 2 là lấy một nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước chấm vào chỗ da bị hăm.

Chống hăm da cho bé không chỉ dừng lại ở khâu vệ sinh, dùng thuốc, mà còn tùy vào nguyên nhân, triệu chứng để đưa bé đến bệnh viện khám chữa.

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

- Trẻ bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày, bạn đã làm theo hướng dẫn như trên những trẻ không khỏi.

- Trẻ bị sốt

- Trẻ bị nổi nhiều mụn mủ

- Vùng hăm tã da đỏ tấy, có khuynh hướng lan rộng

- Trẻ có tiêu chảy.

Phòng chống hăm tã ở trẻ

Các bậc cha mẹ nên chủ động hăm tã ngay từ đầu, đừng để con yêu bị hăm rồi mới chữa. 
Đa số các bậc phụ huynh có suy nghĩ chỉ dùng thuốc trị hăm khi bé đã bị hăm tã, nhưng thực tế, chứng hăm tã cần phòng ngừa hơn là chữa trị. Đừng để đến khi hăm tã tấn công làn da bé yêu mới bị động đối phó. Chăm sóc trẻ sơ sinh là một quá trình tỉ mỉ và đòi hỏi chủ động phòng chống ngay từ đầu. Vì vậy, bố mẹ nên lựa chọn loại thuốc có thể vừa phòng ngừa vừa điều trị hăm cho bé là tốt nhất. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem chống hăm có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng. Vì vậy bố mẹ nên lựa chọn sản phẩm kem chống hăm cho trẻ sơ sinh chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên và có thương hiệu uy tín trên thị trường.

Chúc con yêu của bạn luôn khỏe mạnh!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top