Thời tiết thu đông rất dễ khiến cho làn da mỏng manh của bé bị nứt nẻ, khô ráp. Nên việc chăm sóc da trẻ như thế nào luôn là vấn đề mà các bà mẹ quan tâm và nhất là cách phòng và trị da khô nẻ cho bé là điều được các ông bố bà mẹ tìm kiếm nhiều nhất trong thời gian này.

Dưới đây là một vài gợi ý để chăm sóc làn da mỏng manh cho bé

- Rút ngắn thời gian tắm cho bé là lời khuyên đầu tiên khi vệ sinh cho bé. Bởi nếu tắm quá lâu, lớp dầu tự nhiên trên da bé sẽ bị trôi mất, da bé dễ bị mất nước và trở nên khô ráp.

- Chú ý không nên dùng nước quá nóng để tắm cho bé. Loại nước tắm tốt nhất là nước đun sôi để nguội rồi pha với nước nóng. Đồng thời dùng các loại sữa tắm, dầu gội cho bé có nguồn gốc tự nhiên. 
 
- Chọn quần áo mềm mại cho bé: do thói quen dùng quạt (đèn) sưởi để giữ ấm cho bé trong mùa lạnh. Điều này sẽ khiến da bé bị khô và dễ tổn thương nếu phải mặc trang phục quá cứng.

- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Bạn không nên để nhiệt độ trong phòng bé quá khác biệt với nhiệt độ thực tế ngoài trời (tránh để điều hòa nóng hoặc lò sưởi trong phòng bé ở nhiệt độ cao). Điều này sẽ khiến da bé bị khô do mất nước và bé có thể bị sốc khi ra ngoài đột ngột. Nếu có việc phải đưa bé ra ngoài, bạn nên tắt các thiết bị sưởi trong phòng bé trước đó khoảng 15-20 phút để cơ thể bé quen dần với nhiệt độ môi trường. 
 
- Chú ý giữ ấm cho vùng tay chân và vùng mặt bé khi ra ngoài.
 
- Và một điều không thể thiếu: xoa kem dưỡng da cho bé. Bạn nên chọn một loại kem dưỡng ẩm dành cho bé và massage cho bé hàng ngày. Kem sẽ giúp da bé mềm mại và tránh được hiện tượng khô nẻ.
 


Nếu bé có những dấu hiệu dưới đây thì bố mẹ nên đưa bé đi khám


- Da bé bị khô, ngứa kèm theo những mảng đỏ. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng chàm bội nhiễm ở bé.

- Một vài trường hợp chứng khô da ở bé có thể chuyển thành bệnh vảy cá. Chứng bệnh này được biểu hiện bằng những lớp vảy được xếp trên da bé.

- Da bé bị chảy mủ vàng, có dấu hiệu sưng phù hoặc bị nứt nẻ quá mức.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top