Vào mùa hè, nhất là khi giao mùa khí hậu
ẩm ướt là nhân tố thuận lợi phát triển cho nhiều loại côn trùng. Mùa
này, trẻ nhỏ thường rất hiếu động và cũng chính là thời điểm trẻ dễ bị
côn trùng tấn công nhất. Vậy khi con bị côn trùng cắn cha mẹ nên xử lý
như thế nào?
Làn da em bé là rất mềm
mại và rất nhạy cảm, khi bị con trùng cắn thì chỉ sau một vài tiếng đồng
hồ thì bé sẽ bị mẩn đỏ và sưng to sau đó để lại vết thâm trên da. Nhiều
bé ngứa không chịu được gãi quen tay dẫn đến việc lóe da và ngày càng
dầy các vết thâm lên.
Các trường hợp vết đốt
của côn trùng có thể gây ra các phản ứng dị ứng trên khắp cơ thể trẻ như
nổi mày đay, phù nề môi, mắt, hầu họng, thanh quản, co thắt phế quản,
nặng nhất là sốc phản vệ, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy
hiểm đến tính mạng.
Xử lý khi bị côn trùng tấn công |
Các bác sĩ khuyên rằng, nếu trẻ bị côn
trùng bay vào mắt, cha mẹ nên nhắc con không được giụi mắt liên tục.
Cách xử trí tạm thời là chớp mắt liên tục trong cốc nước sạch để dị vật
(côn trùng) trôi ra, hoặc chườm lạnh, nhỏ nước mắt nhân tạo (hoặc nước
muối sinh lý). Nếu mắt vẫn cộm, ngứa, đỏ, chảy nước mắt, đau nhức, nhìn
nhòe, sưng đỏ hoặc xung huyết, cần đến ngay bệnh viện để khám chữa kịp
thời, tránh những biến chứng xấu ảnh hưởng đến thị lực. Tuyệt đối không
dùng các loại lá cây, côn trùng đắp vào mắt vì rất nguy hiểm.
Nếu
trẻ bị ong, kiến đốt cần rửa sạch vết thương, chườm đá rồi đưa tới bệnh
viện để được bác sĩ cho uống thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh để làm
dịu cơn đau, hoặc dán miếng dán hạn chế co mạch, tránh loét. Chữa trị
sớm sẽ hạn chế được những biến chứng xấu của nọc độc côn trùng, nhưng
dùng thuốc gì cũng cần được bác sĩ chuyên khoa da liễu khám và tư vấn
điều trị.
Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp các mẹ trị vết côn trùng cắn cho con:
Rửa sạch vết cắn bằng xà phòng
Để
loại bỏ các chất độc và các vi khuẩn xâm nhập tại vùng da bị cắn, công
việc đầu tiên nên rửa sạch vết cắn với xà phòng. Việc làm này sẽ khiến
trẻ bớt khó chịu hơn, tránh được việc chà xát làm vết thương lan rộng.
Nước muối làm dịu cơn ngứa
Khi
trẻ bị côn trùng cắn đâu tiên bạn dùng nước muối rửa sạch vết thương để
loại bỏ bớt độc tố cũng như các vi khuẩn gần vết thương. Muối là một
gia vị có sẵn trong nhà bếp của mỗi gia đình nên việc pha nước muỗi là
việc làm rất dễ dàng không mấy khó khăn đúng không các bạn. Khi bị côn
trùng cắn, các bạn hãy pha muối với một chút nước và thoa lên vùng bị
cắn. Nước muối không chỉ làm dịu vết cắn của côn trùng, mà nó còn có tác
dụng sát khuẩn, chống viêm và ngăn chặn sự phồng rộp cho trẻ.
Ngoài
ra bạn cũng nên trang bị cho hộp cứu thương nhà bạn dung dịch thuốc
muối có tên gọi là baking soda để đắp lên vết thương. Nó sẽ giúp cho trẻ
giảm ngứa chỉ sau vài phút, đồng thời còn giúp vết cắn chóng lành hơn
nữa đó!
Nước đá làm dịu cơn ngứa do côn trùng cắn |
Khi trẻ nhỏ bị côn trùng cắn đốt bạn hãy
dùng những viên đá lạnh thoa đều lên vùng da bị côn trùng cắn. Nhiệt độ
thấp của nước đá có tác dụng như một liều thuốc gây tê, giúp giảm đau
rát hoặc ngứa ngáy nhanh chóng. Không những thế nước đá còn làm hạn chế
tình trạng sưng phồng ở vết cắn. Đặc biệt, nó còn giúp ngăn chặn sự xâm
nhập của các vi khuẩn vào vết cắn, bảo vệ vết thương khỏi tình trạng
nhiễm khuẩn.
Giảm độc tố với nước cốt chanh
Giảm cảm giác ngứa với kem đánh răng
Ngay
sau khi trẻ bị muỗi đốt, mẹ có thể thoa kem đánh răng bạc hà cho vùng
da bị muỗi đốt cho trẻ và đợi kem đánh răng tự khô. Cách này giúp vết
ngứa không làm bé khó chịu và muốn gãi.
Sử dụng các đồ ăn trong bếp
Các
mẹ cũng có thể dùng chút nước ép tỏi hoặc nước ép hành tây xoa lên vùng
da bị đốt cũng rất tốt nhưng nhược điểm là có mùi khó chịu.
Một
công dụng tuyệt vời của bột nở trong nhà, bạn chỉ cần trộn 1 ít nước
vào bột rồi thoa lên khu vực bị muỗi đốt cho trẻ. Cách này vừa giúp trẻ
giảm ngứa ngáy vừa làm sạch vết côn trùng cắn.
Một số lưu ý cần tránh khi bị côn trùng cắn
Không nên cho trẻ gãi, nặn hay chà xát vùng bị cắn. Điều này sẽ khiến cho nọc độc và các vi khuẩn xâm chiếm nhanh hơn
Cha
mẹ có thể ngăn chặn côn trùng bằng, chống muỗi bằng cách trồng các loại
cây thảo dược như chanh, cây xả, hương thảo, húng quế, bạc hà, hoa hồng
phong lữ… Các loài cây này có tác dụng như một loại thuốc diệt trừ sâu
bọ, ngăn không cho chúng đến gần chúng ta từ đó sẽ hạn chế bớt các
trường hợp bị côn trùng cắn cho trẻ.
Hầu hết
các vết côn trùng cắn thường ít nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bị côn trùng
lạ cắn hoặc có những biểu hiện khác thường, bạn nên làm theo trình tự
các bước xử lý khi bị côn trùng cắn đốt trẻ nhỏ và đưa trẻ đến bác sĩ
kiểm tra.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét