Hắt hơi liên tục, hay giật mình, bộ phận sinh dục sưng to...là một trong những dấu hiệu lạ nhưng an toàn ở trẻ sơ sinh.

Nhiều mẹ do lần đầu nuôi con chưa có kinh nghiệm về trẻ sơ sinh nên thường lo lắng bất an khi nhận thấy một số hành động hay dấu hiệu kì lạ ở con như việc trẻ hắt xì hơi liên tục, tạo âm thanh lạ khi ngủ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên gia khi gặp các hiện tượng này bố mẹ không cần lo lắng thái quá vì đó chỉ là những dấu hiệu bình thường ở trẻ sơ sinh.

1. Xuất hiện những mảng vảy trên da đầu
Đây là một hiện tượng rất bình thường ở trẻ sơ sinh và chúng thường gọi là “cứt trâu”. Do viêm da tiết bã nhờn, trên da đầu và lông mày bé sẽ xuất hiện những mảng dày, vàng hay khô cứng trông có vẻ thô thiển nhưng không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé.

Để trị “cứt trâu” cho bé, các mẹ có thể lấy nước bồ kết, nước chè đặc, nước cốt chanh, muối tinh pha loãng hoặc dầu trẻ em pha với nước ấm để tắm gội, xoa lên vùng da đầu đóng nhiều vảy của trẻ để làm “cứt trâu” mềm dần và bong ra. Lưu ý, không cố cậy các mảng “cứt trâu” trên đầu bé vì có thể làm cho da đầu bé bị tổn thương, gây nhiễm trùng, sưng viêm da.

2. Tiếng xì hơi trong tã

Hiện tượng xì hơi được gây ra bởi một số nguyên nhân như bé nuốt nhiều không khí trong lúc bú mẹ hay đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Tuy không phải bé nào cũng hay “xì hơi” nhưng hành động thải khí và ợ hơi chỉ là một vài trong những điều tự nhiên các bé thường làm. Trong thực tế, chúng ta “xì hơi” từ 6 đến 20 lần một ngày, và hầu hết người lớn kín đáo hơn trong chuyện này. Ở một vài trẻ, sau lần xì hơi mẹ sẽ thấy trong tã có lẫn cả phân su. Màu phân có thể là nâu, xanh hoặc vàng và có lẫn các hạt trong đó. Các mẹ không cần quá lo lắng trừ khi thấy có máu lẫn trong phân của bé.

3. Ngực có kích thước đáng ngạc nhiên
Một số trẻ sơ sinh, cả bé trai và bé gái, có bộ ngực lớn bất thường, điều này là do bé đã tiếp xúc với hoóc môn từ mẹ trong suốt thai kỳ. Những điều kỳ lạ này sẽ từ từ biến mất nên ba mẹ không có gì phải lo lắng. Trong trường hợp có các vết hoặc đốm đỏ xung quanh ngực của bé kèm theo sốt, ba mẹ cần phải đưa bé đi kiểm tra vì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

4. Gây tiếng động lạ khi đang ngủ

Nhiều mẹ lo lắng khi nghe thấy những âm thanh lạ mà bé phát ra trong lúc ngủ. Tuy nhiên đây chỉ là hiện tượng bình thường của trẻ. Có một số lý do khiến trẻ sơ sinh có thể phát ra âm thanh cực kỳ lạ trong khi chúng ngủ - những âm thanh mà mẹ có thể liên tưởng tới tiếng gầm gừ của loài động vật trong rừng.

Mũi trẻ sơ sinh rất nhỏ, do vậy chỉ một chút đờm dãi cũng sẽ gây tắc và khiến tiếng thở tạo nên âm thanh khác thường. Trong trường hợp ấy, chỉ cần nhỏ một chút thuốc nhỏ mũi bằng muối khoáng hoặc thuốc theo chỉ định của bác sĩ để thông mũi bé là ổn. Nếu theo dõi kỹ và mẹ nhận ra rằng bé tạo ra âm thanh lạ trong mỗi nhịp thở, có thể bé đang gặp nhiều vấn đề về hô hấp và bạn nên đưa bé đi gặp bác sĩ.

Nhiều mẹ lo lắng khi nghe thấy những âm thanh lạ mà bé phát ra trong lúc ngủ. Tuy nhiên đây chỉ là dấu hiệu bình thường của trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa)

5. Hắt hơi liên tục

Khi mới chào đời, cơ thể bé thường nhạy cảm với rất nhiều thứ mà người lớn đã thích nghi và miễn dịch. Ở trẻ sơ sinh, lớp niêm mạc mũi chưa phát triển hoàn thiện, do vậy không khí bên ngoài hoặc 1 vài cặn sữa có thể gây phản xạ hắt hơi hoặc nghẹt mũi nhẹ ở trẻ. Vì vậy, khi bé hắt hơi liên tục thì điều đó cũng không có nghĩa là bé đang bị bệnh, đó có thể chỉ là do cơ thể bé đang tống khứ một vật xâm nhập qua đường mũi.

Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý nếu thấy bé hắt hơi kèm theo thở khò khè thì nên đưa bé đi khám để xem bé có bị dị ứng hay không. Người lớn cần đảm bảo bé thở và nuốt bình thường, hai buồng phổi sạch để loại trừ những nguy cơ với sức khỏe.

6. Bé hay giật mình


Hiện tượng tay chân bé liên tục chuyển động, giật mình và quẫy đạp có thể khiến mẹ cảm thấy khá phiền phức trong thời gian đầu. Thực tế, đây là các hoạt động tự nhiên ở bé trong những tháng đầu đời. Phản xạ do giật mình (hay còn gọi là phản xạ Moro ) sẽ kéo dài trong 3-4 tháng và nếu bé không có các phản xạ giật mình, đập tay, giãy chân thì ba mẹ nên lo lắng và đưa con đi kiểm tra.

Người lớn sẽ nhận thấy bé thường giơ hai tay và co hai chân, thậm chí quấy khóc khi bỗng nhiên nghe tiếng động lớn hay bị chạm vào cơ thể. Buổi tối, nếu bé đang ngủ mà có phản xạ này, mẹ hãy nhẹ nhàng vỗ vào lưng bé để con có cảm giác an toàn và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

7. Bong tróc da

Bong tróc da là dấu hiệu bình thường ở trẻ sơ sinh. Khi ở trong bụng mẹ, bé được bao bọc bởi nước ối. Điều này khiến da bé được phủ một lớp màu trắng để bảo vệ bé khỏi môi trường nước, lớp màu trắng này được gọi là vernix. Khi bé tiếp xúc với không khí bên ngoài, chất vernix sẽ bị cọ xát và dần mất đi. Các chất màu trắng này sẽ trở nên khô ở da bé và bắt đầu bong ra.

Đây là nguyên nhân giải thích tại sao trong khoảng 24 giờ sau lần tắm đầu tiên của bé, có những lớp màu trắng đục bong ra. Khi hiện tượng này xảy ra, ba mẹ chỉ cần giữ những lưu ý bình thường về việc tắm cho bé. Tốt nhất, bạn nên sử dụng loại xà phòng có độ pH rất nhẹ và dành riêng cho em bé. Ngoài ra, nên hạn chế xà phòng hay sữa tắm cho bé có mùi thơm đậm và nhiều màu sắc vì da bé sơ sinh dễ bị kích ứng với các tinh dầu thơm và chất tao màu có trong xà phòng.

8. Bộ phận sinh dục bị sưng

Với những bà mẹ “mới toanh” khi nhìn thấy bộ phận sinh dục của con to một cách bất thường thì cảm thấy hoang mang. Tuy nhiên, đó chỉ là một triệu chứng nhỏ và có thể xuất hiện ở cả bé trai và gái. Đó là do một vài yếu tố gây nên, như việc tiếp xúc với các hooc-môn của mẹ và bào thai tiết ra, các mô sinh dục bị thâm tím và sưng phồng do chấn thương khi sinh, và quá trình phát triển tự nhiên của cơ quan sinh dục ngoài. Và hiện tượng này sẽ nhanh chóng biến mất khi bé bài tiết hết những ứ đọng này ra ngoài thông qua đường tiểu trong một vài ngày.

Các mẹ nên biết rằng trẻ sơ sinh đi tiểu rất nhiều và điều này có thể làm bé mất đến 10% khối lượng cơ thể so với lúc mới sinh. Trong trường hợp này bé trai có thể bị tràn dịch màng tinh hoàn và hiện tượng này cần đến 1 năm để tự biến mất.

9. Có máu trong tã

Chắc chắn các mẹ sẽ vô cùng lo lắng nếu bắt gặp hình ảnh những đốm máu màu đỏ trong tã của trẻ. Tuy nhiên, theo ý kiến của các bác sĩ chuyên gia thì đây không phải là một vấn đề đáng lo ngại, nó chỉ là một dấu hiệu bình thường ở trẻ sơ sinh.

Nếu mẹ sinh bé gái, có thể bé đang bị ảnh hưởng do tiếp xúc với hoóc môn trong tử cung của mẹ và một đợt “đèn đỏ mini” là nguyên nhân xuất hiện những chấm màu đỏ. Các mẹ không cần phải quá lo lắng bởi những hoóc môn sẽ giảm đi nhanh chóng. Đối với bé trai, hiện tượng chảy máu có thể xảy đến khi bé mới được cắt bao quy đầu hoặc chỉ đơn giản là bị hăm tã. Nếu các mẹ vẫn không yên tâm về vấn đề này thì có thể gọi điện đến các bác sĩ để nhận được tư vấn. Để phòng tránh bị hăm tã ở trẻ, các mẹ có thể sử dụng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh bôi cho bé trước khi cho bé quấn tã.

10. Mắt của bé bị lé

Khi thai nhi ở trong tử cung của người mẹ từ 7 tháng đã học được cách chớp mắt dưới sự kích thích của ánh sáng ngoài môi trường, sau đó nhắm mắt lại ngủ. Khi em bé được sinh ra, ban đầu trẻ chỉ có thể nhìn thấy trong khoảng 20-25 cm.

Giống như tất cả các cơ trong cơ thể, trẻ sơ sinh chưa có khả năng hoàn toàn kiểm soát cơ mắt của mình. Sẽ có lúc mẹ thấy bé nhìn thẳng vào mẹ. Lại có lúc, hai mắt của bé như đi theo hai hướng khác nhau. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Phải mất 4 tháng, hai mắt của bé mới hoàn toàn có thể hoạt động nhất quán

ST

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top