31. Việc dùng que tăm quấn bông để ngoáy mũi cho trẻ có gây nguy hiểm gì không?
Không nên dùng que diêm hoặc các loại que khác để ngoáy mũi cho trẻ vì bông quấn ở đầu que có thể sẽ bị mắc lại trong mũi trẻ và que có thể gây tổn thương cho niêm mạc mũi. Tốt nhất là dùng các que bông làm sẵn xoay tròn trong lỗ mũi trẻ. Nếu lỗ mũi trẻ khô và có gỉ mũi thì nên nhỏ trước vào mũi trẻ 1 giọt dầu hướng dương đã tiệt trùng, sau đó mới ngoáy mũi cho trẻ.
32. Con tôi thở bằng mũi rất khó nhọc. Có người khuyên nên nhỏ sữa vào mũi cháu. Việc đó có giúp được gì không?
Không nên làm như vậy vì sữa sẽ tạo ra một màng sữa trong mũi, nó sẽ khiến cho trẻ càng khó thở qua mũi hơn. Cách tốt nhất là tăng số lần làm vệ sinh mũi cho trẻ.
33. Có nên lau mắt cho trẻ hằng ngày không?
Nên lau mắt cho trẻ hằng ngày bằng bông ướt. Lau quanh hốc mắt, đuôi mắt của trẻ.
34. Con tôi thích nằm lệch đầu hẳn sang một bên. Liệu điều đó có bình thường không?
Trẻ lệch đầu về một bên có thể do các tật ở cổ (vì các cơ và dây chằng ở cổ bị lệch) hoặc do một đốt nào đó trong cột sống bị vẹo. Cần cho trẻ tới bác sĩ chỉnh hình để khám.
Nhưng nếu trẻ nằm lệch sang một bên không nhiều lắm thì có thể khắc phục bằng cách quay đầu trẻ sang bên đối diện, hoặc có thể cho trẻ nằm sấp để đổi tư thế một vài lần trong ngày.
35. Đứa con mới đẻ của tôi có một ngón tay thừa. Đến bao giờ thì có thể cắt bỏ ngón tay này?
Nếu ngón tay thừa đó nối với bàn tay bằng các túi da thì các bác sĩ phụ sản có thể cắt bỏ ngay sau khi đứa trẻ mới sinh. Còn trong các trường hợp khác, vấn đề thời gian, phương pháp cắt bỏ đều do bác sĩ ngoại khoa nhi xem xét và quyết định.
36. Sau khi đẻ, tôi không được xuất viện ngay vì con tôi bị bệnh vàng da. Vậy nguyên nhân của bệnh này là gì?
Bệnh vàng da là căn bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do chất Bilirubin tập trung quá nhiều trong các mô và máu của trẻ sơ sinh. Chất Bilirubin là các sắc thể có màu vàng đỏ, do sự phá hủy của các huyết tố cấu tạo thành. Vì chất này tập trung với số lượng lớn ở da nên da có màu vàng. Lúc này, lượng Bilirubin trong máu cũng tăng nhanh. Ở mức độ bình thường, Bilirubin không gây tác hại gì đối với sức khỏe cả. Nhưng nếu lượng Bilirubin cao quá mức cho phép, nó có thể chạy lên não và làm tê liệt các tế bào của hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, khi trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da, cả mẹ và con sẽ phải ở lại nhà hộ sinh hoặc khoa chuyên để theo dõi lượng chất Bilirubin có trong máu.
37. Con tôi bị bệnh vàng da. Tại sao cháu phải thường xuyên nằm dưới đèn huỳnh quang?
Đối với một số trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh, dưới tác động của một số tia khác nhau, lượng chất Bilirubin tập trung ở trong máu của trẻ sẽ bị chuyển hóa thành dạng khác, không gây hại gì cho hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Người ta gọi phương pháp điều trị đó là liệu pháp ảnh. Trẻ bị vàng da sẽ được đèn huỳnh quang có tia cực xanh chiếu vào, làm thay đổi lượng Bilirubin trong máu. Thường thì liệu pháp ảnh này được tiến hành trong khoảng 2-3 ngày hoặc lâu hơn.
38. Mức cân tối thiểu khi xuất viện đối với trẻ sơ sinh là bao nhiêu?
Trẻ sơ sinh nặng dưới 2 kg sẽ không được xuất viện sau khi sinh. Thường đó là các trẻ đẻ thiếu tháng. Những đứa trẻ này sẽ được chuyển vào các khu đặc biệt có các điều kiện riêng để chăm sóc.
39. Da của con tôi bị vàng, liệu có đáng ngại lắm không?
Cũng cần phải lo ngại vì nguyên nhân gây vàng da có thể là một căn bệnh nghiêm trọng khác (chẳng hạn như sự khác biệt về nhóm máu giữa mẹ và con, sự rối loạn chức năng của gan, tuyến tụy chậm phát triển hoặc viêm gan).
Nhiều trẻ sơ sinh có hiện tượng vàng da sau 2-3 ngày ra đời, đó là vàng da sinh lý, sẽ mất đi sau 7-10 ngày. Đối với những trẻ đẻ thiếu tháng, thời kỳ vàng da có thể kéo dài tới 3 tuần. Nếu bệnh vàng da tiếp tục phát triển hoặc tái phát thì cần đưa trẻ tới bác sĩ khám và hỏi ý kiến.
40. Tại sao trẻ đẻ thiếu tháng lại phải nuôi trong lồng kính?
Nhiều trẻ đẻ thiếu tháng, đặc biệt là những trẻ thiếu cân không thể tự giữ được thân nhiệt của mình và cần được sưởi ấm thêm. Vì vậy, người ta thường đưa trẻ thiếu tháng vào các lồng kính nhân tạo có các điều kiện đặc biệt để sưởi ấm cho trẻ.
Trong các lồng kính, nhiệt độ tự điều chỉnh trong khoảng từ 33-38 độ C; độ ẩm 85-100%; tỷ lệ ôxy là 33-66%. Việc chăm sóc trẻ được thực hiện bằng các ống đặc biệt hoặc dùng tay.
41. Đứa con mới đẻ của tôi có tiếng tim đập rất to. Liệu điều đó có nghiêm trọng lắm không?
Con của bạn cần được kiểm tra kỹ lưỡng về mặt sức khỏe để phát hiện nguyên nhân khiến tiếng tim đập to. Nếu đó là do các dị tật của tim gây ra thì rất nguy hiểm.
42. Vùng da xung quanh móng tay của con tôi bị tấy đỏ và sưng lên. Liệu có nguy hiểm không?
Không, căn cứ vào các triệu chứng, có thể đoán con bạn bị viêm móng. Cần đưa trẻ tới bác sĩ ngoại khoa để khám và điều trị.
43. Đứa con 9 tháng của tôi bị các vết ban màu hơi vàng ở cổ và nách. Điều đó có bình thường không?
Đó là căn bệnh truyền nhiễm viêm mủ da. Cần phải rạch các bọng mủ dưới da và làm vệ sinh chỗ đó. Việc này phải do bác sĩ hoặc y tá thực hiện.
44. Đứa con mới sinh của tôi rất hay bị nấc. Điều đó có nguy hiểm không và làm thế nào để trẻ hết nấc?
Nấc không gây nguy hiểm gì cho trẻ cả. Nấc có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn do một phần thức ăn trong dạ dày truyền xuống đường tiêu hóa. Cách tốt nhất giúp trẻ khi trẻ bị nấc là cho bú một ít sữa mẹ hoặc cho uống nước lọc. Nếu như không hết nấc, hãy hỏi ý kiến của các bác sĩ nhi khoa.
45. Thân nhiệt của trẻ sơ sinh ở mức độ nào thì được coi là bình thường?
Nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh (đo ở nách) được coi là bình thường nếu ở khoảng 36,5-36,8 độ C.
46. Nhiệt độ trong phòng ở của trẻ sơ sinh là bao nhiêu thì được coi là vừa đủ?
Những trẻ sơ sinh đẻ đủ tháng đã xuất viện cần được ở trong phòng có nhiệt độ 22-24 độ C. Đối với những trẻ đẻ thiếu tháng, nên giữ nhiệt độ trong phòng ở mức 24-26 độ C. Nếu bật điều hòa thì nên lưu ý để thêm chậu nước trong phòng hoặc bôi kem dưỡng da cho bé để da bé không bị khô.
47. Các cây cảnh để trong phòng có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ sơ sinh không?
Không, không hề có hại. Nhưng bạn cũng đừng nên quên rằng trẻ tiếp xúc thường xuyên với một số cây cảnh có thể bị các phản ứng do dị ứng, viêm da hoặc nhiễm độc.
Nếu trẻ sơ sinh có sự nhạy cảm cao đối với phấn hoa thì rất dễ bị dị ứng phấn hoa của những loại hoa nở trong phòng. Vì vậy, nên để trẻ sơ sinh tránh xa các loại cây cảnh để trong phòng.
48. Khi đứa con mới đẻ của tôi thở, cả lồng ngực và cơ bụng của nó nâng lên và hạ xuống. Có phải cháu bị khó thở không?
Không, không phải do trẻ khó thở. Vì khi thở, có 2 loại cơ hoạt động: cơ giữa các xương sườn và cơ hoành (ngăn cách khoang bụng với lồng ngực). Khi trẻ hít vào, lồng ngực trẻ phồng lên và bộ phận trên của khoang bụng cũng sẽ phồng lên do cơ hoành chạy xuống phía dưới, bảo đảm cho hơi hít được vào hết.
49. Tôi phải tắm cho con tôi như thế nào khi rốn của cháu vẫn chưa lành hẳn?
Khi rốn còn chưa lành hẳn (còn ướt) thì không nên tắm cho trẻ, chỉ nên làm vệ sinh bằng cách dùng khăn ẩm lau các phần quanh bẹn, cổ, chân tay trẻ. Sau mỗi lần trẻ đi ngoài hoặc tiểu tiện, nên dùng nước rửa vùng xương chậu của trẻ, không nên chạm vào rốn. Đầu trẻ có thể lau gội riêng. Giai đoạn này chưa nên dùng sữa tắm cho bé.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét