11. Khi nào thì thóp ở trên đầu trẻ liền lại?
Ở những đứa trẻ phát triển bình thường, thóp nhỏ liền lại trong khoảng từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 4; thóp lớn liền lại khi trẻ được 12 đến 18 tháng. Có tới 80% trẻ đẻ đủ tháng đã liền các thóp này ngay trước khi ra đời.
Nếu thóp của trẻ liền lại chậm hơn thời gian nói trên, cần cho trẻ tới bác sĩ nhi khoa khám.
12. Thóp của con tôi rất bé, lẽ nào nó có thể liền lại nhanh đến thế sao?
Một số trẻ sinh ra có thóp rất bé (kích thước 0,3 x 0,5 cm). Nguyên nhân có thể là:
-Quá trình trao đổi muối trong bào thai bị rối loạn.
-Có các rối loạn khác về nội tiết.
-Người mẹ dùng quá nhiều canxi hoặc các vitamin trong thời kỳ mang thai.
Những đứa trẻ sinh ra có thóp lớn quá nhỏ cần được theo dõi đặc biệt về tốc độ phát triển của vòng đầu hoặc được khám định kỳ thường xuyên ở bác sĩ thần kinh.
13. Thóp của con tôi bị lõm xuống và có nhịp đập mạnh. Liệu điều đó có bình thường không?
Thóp có thể bị lõm xuống khi trẻ ở tư thế thẳng đứng và đặc biệt là khi trẻ bị thiếu nước. Nhịp đập của thóp là do máu đẩy từ tim lên não của trẻ sau mỗi một lần co bóp tạo nên. Thóp thường đầy lên và đập mạnh khi trẻ kêu khóc hoặc gắng sức làm một việc gì đó.
14. Đứa con mới sinh của tôi ngủ hầu như suốt cả ngày. Liệu điều đó có bình thường không?
Điều đó là hoàn toàn bình thường; vì trẻ sơ sinh trong những tuần lễ đầu tiên thường ngủ tới 20 tiếng trong một ngày. Trẻ chỉ tỉnh dậy vào những lúc ăn.
15. Tại sao núm vú đứa con mới sinh của tôi lại hơi bị sưng lên?
Hầu hết những đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh đều có các phản ứng hoóc môn, thường gọi là "sự dị ứng hoóc môn". Phản ứng này có ở tất cả các bé và là phản ứng đáp lại đối với các hoóc môn tình dục được tiết từ rau thai của mẹ vào cơ thể chúng. Sự sưng tấy nhẹ ở các tuyến vú của trẻ có thể kéo dài trong 2-3 tuần. Thường thì sự sưng tấy này không gây khó chịu cho trẻ và sẽ tự mất đi mà không cần phải điều trị. Ở những đứa trẻ thiếu tháng thường ít xảy ra các phản ứng hoóc môn.
16. Sau khi ra đời, trên đầu con tôi có các vệt xanh và một phần đầu bị sưng lên. Đến bao giờ thì đầu cháu sẽ trở lại trạng thái bình thường?
Do gặp khó khăn trong lúc chui ra ngoài trên đầu trẻ có thể bị xuất huyết dưới da (các vệt xanh) và nặng hơn là hiện tượng u máu đầu. Các vệt xanh trên đầu trẻ sẽ mất đi khoảng 5-7 ngày sau khi sinh, để lại các vết màu sẫm nhạt hoặc màu vàng. Da trên các u máu đầu sẽ không thay đổi về màu sắc, các u máu này có thể nằm trên đỉnh đầu, một bên đầu hoặc hai bên đầu. Hiện tượng u máu đầu sẽ mất đi chậm hơn (khoảng 1-2 tháng). Khi đặt trẻ vào giường hoặc bế trẻ trên tay, cần chú ý không để các bọc máu đầu bị chấn thương. Thường xuyên theo dõi trẻ, nếu các u máu không lặn đi, phải đưa trẻ tới khám bác sĩ ngoại khoa.
17. Tốt nhất nên đặt trẻ ngủ ở tư thế nào, nằm ngửa, nằm sấp hay nằm nghiêng?
Tốt nhất là nên đặt trẻ nằm nghiêng, luân phiên nằm nghiêng bên phải rồi bên trái và ngược lại. Ở tư thế này, trẻ sẽ đỡ bị sặc nếu nó trớ sữa ra. Dưới má trẻ, có thể đặt một mảnh giấy hoặc một mảnh vải mềm để lót.
18. Ở bẹn của con tôi có cái gì cưng cứng? Đó là cái gì vậy?
Nguyên nhân làm xuất hiện các cục cứng ở bẹn của trẻ sơ sinh có thể là:
-Các thanh dịch còn đọng lại ở tuyến dịch, chưa xuống hết được tinh hoàn của bé trai. Điều này sẽ cản trở việc di chuyển của thanh dịch theo các tuyến bạch hạch. Người ta gọi hiện tượng đó là tràn dịch tinh mạc. Đa số các trường hợp tràn dịch tinh mạc tự mất đi, không cần phải điều trị. Nhưng nếu tràn dịch phát triển thành thoát vị thì cần phải tiến hành phẫu thuật để giải quyết.
-Các bạch hạch phồng lên: Nếu nó không có liên quan tới các bệnh viêm nhiễm khác thì hoàn toàn vô hại và không cần phải điều trị.
-Thoát vị bẹn do có đột biến trong sự phát triển của thành bụng dưới, dẫn tới các đoạn nối và ruột bị lồi ra tận vùng bẹn. Trong trường hợp này cần phải tiến hành phẫu thuật.

19. Vòng đầu của con tôi trong 1 tháng to ra thêm 4 cm. Tại sao vòng đầu phát triển nhanh đến như vậy?
Vòng đầu của trẻ phát triển quá nhanh là điều đáng lo ngại. Thường đó là hiện tượng tràn dịch não hoặc biểu hiện của còi xương. Vì vậy cần phải cho trẻ đến bác sĩ nhi khoa khám gấp.
20. Cần phải rửa ráy cho các bé gái như thế nào?
Nếu rửa ráy cho các bé gái bằng vòi hoa sen thì hướng tia nước hơi thấp xuống dưới, phía hậu môn. Cũng có thể dùng bông thấm nước rửa bộ phận sinh dục của bé gái, sau đó rửa hậu môn và các vùng xung quanh. Nếu dùng bông rửa một lần chưa sạch thì thay bông và rửa lại cho trẻ. Không nên dùng sữa tắm cho bé với các bé mới sinh. Khi mặc cho trẻ quần áo hoặc tã lót, phải kiểm tra xem có chặt quá không, nên chọn các loại vải bông mềm làm tã lót. Để tránh cho trẻ khỏi bị hăm, có thể dùng dầu hướng dương đã tiệt trùng hoặc kem chống hăm cho trẻ sơ sinh bôi vào bẹn và mông của trẻ.
21. Rốn của con tôi có mùi hôi và chảy mủ. Vậy cần phải làm gì?
Cần phải cho trẻ đến bác si nhi khoa khám, chắc rốn của con bạn đã bị viêm nhiễm.
22. Mọi người nói rằng con tôi bị thoát vị rốn. Liệu cháu có phải mổ rốn không?

Trước hết, cần phải hiểu rằng, thoát vị rốn khác với các dạng thoát vị khác ở chỗ nó không có túi thoát vị (nơi mà các cơ quan nội tạng có thể chui vào đó). Thực chất, thoát vị rốn là có vòng rốn trong thành khoang bụng, một hiện tượng xuất hiện khi các thành trong khoang bụng không dính sát được vào với nhau. Khi đứa trẻ cố sức hoặc kêu khóc, áp suất trong khoang bụng tăng lên, làm cho rốn bị phồng. Mới nhìn, có thể có cảm giác trẻ bị đau đớn, mặc dù thực ra trẻ không bị đau đớn gì cả.
Việc có cần phải mổ rốn của trẻ hay không phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu như đường kính của lỗ thoát vị rốn không lớn hơn 1,5-2 cm thì chúng sẽ tự liền lại. Thường lỗ thoát vị rốn sẽ liền lại trong khoảng từ 12 đến 24 tháng. Để đẩy nhanh quá tình liền lại của lỗ thoát vị, hằng ngày nên làm các động tác mát xa nhẹ thành bụng của trẻ và đặt nằm sấp.
Tới 18 tháng tuổi mà lỗ thoát vị rốn vẫn không liền lại cũng không cần phải mổ rốn trẻ. Nhưng nếu lỗ rốn quá to thì cách tốt nhất là đưa trẻ tới bác sĩ khâu lỗ rốn lại và cắt bỏ các phần da thừa của rốn.
23. Con tôi bị thoát vị rốn. Khi nó khóc, lỗ thoát vị mờ rộng, phồng lên. Điều đó có bình thường hay không?
Chứng thoát vị rốn rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ đẻ thiếu tháng. Mọi hành động (kêu, khóc, ho, cố sức) đều làm cho áp suất trong khoang bụng tăng lên, làm phồng lỗ thoát vị. Thoát vị rốn thường không làm cho trẻ bị đau đớn. Vì vậy, việc băng lỗ thoát vị lại cũng chẳng giúp ích gì, chỉ làm cho làn da còn rất mỏng của trẻ dễ bị tổn thương mà thôi. Thường thì lỗ thoát vị rốn liền lại khi trẻ được 2 tuổi. Nếu đến 5 tuổi mà lỗ thoát vị vẫn chưa liền lại thì phải cần có sự can thiệp về mặt phẫu thuật.
24. Có người khuyên tôi nên đặt một đồng xu vào lỗ thoát vị ở rốn. Liệu có nên làm như vậy không?
Không nên, vì đa số các lỗ thoát vị rốn sẽ tự liền lại khi trẻ được 1-2 tuổi. Việc bạn để đồng xu lên rốn trẻ có thể sẽ gây tổn thương hoặc làm cho rốn của trẻ bị nhiễm trùng. Điều đó sẽ rất nguy hiểm.
{mospagebreak}25. Lỗ thoát vị ở rốn của con tôi thường xuyên phồng lên, trước đây chỗ này chỉ phồng lên khi cháu kêu khóc. Nguyên nhân là do đâu?
Theo các triệu chứng kể trên thì con của bạn đã bị mắc bệnh còi xương. Điều đó làm cho thành ở cơ bụng bị yếu đi và hiện tượng đầy hơi trong ruột xuất hiện, có nghĩa là lỗ thoát vị ở rốn sẽ hay phồng lên hơn.
26. Cần phải chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh như thế nào?

Sau khi đón trẻ từ nhà hộ sinh về, cần chăm sóc trẻ theo trình tự sau: Rửa sạch tay bằng xà phòng, sau đó lấy một que diêm bẻ đầu, quấn bông vào rồi tẩm dung dịch thuốc tím 5%, bôi vào thẳng vào giữa vết cắt rốn (chứ không phải xung quanh rốn). Nếu vết cắt rốn rộng và có mùi hôi thì không nên tắm cho trẻ.
Hằng ngày, cần chăm sóc rốn của trẻ. Các băng dùng băng rốn cho trẻ cần phải giặt qua nước sôi và được là kỹ.
27. Khi đẻ, con tôi bị dây rốn quấn quanh cổ. Làm thế nào để biết điều đó có ảnh hưởng tới não của cháu hay không?
Hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ thường không gây tổn thương gì cho não của trẻ cả vì các bà đỡ sẽ phát hiện ra ngay và sẽ có cách giúp đỡ. Nếu dây rốn quấn quanh cổ quá chặt, trẻ có thể bị thiếu ôxy. Nên cho trẻ đi khám bác sĩ thần kinh nếu sau khi sinh thấy có các biểu hiện: hay lo lắng, ngủ không yên giấc, hoặc bị co giật ở dưới cằm, run tay, run chân. Cần kể cho bác sĩ về các triệu chứng hoặc những thay đổi trong tính cách của trẻ.
28. Con tôi khi đẻ ra cân nặng tới 5 kg. Người ta nói rằng đó là do tôi quá béo. Liệu điều đó có đúng không?
Đúng là như vậy. Ngày nay, người ta đã chứng minh được rằng những phụ nữ mắc bệnh béo phì hay bệnh tiểu đường thường sinh ra những đứa trẻ có trọng lượng cơ thể cao gấp 2 lần so với những trẻ bình thường. Điều này cũng có thể đúng với những phụ nữ béo ra quá nhiều trong thời kỳ mang thai. Việc theo dõi các trường hợp như trên cần phải được tiến hành ở nhà hộ sinh, dưới sự giám sát của các bác sĩ nội tiết.
29. Một bên mắt của con tôi bị chảy nước rất nhiều. Liệu có phải lo ngại về chuyện đó không?
Con bạn đã bị viêm, nhiễm trùng mắt hoặc bệnh kết mạc. Một nguyên nhân khác làm cho nước mắt chảy là tuyến dẫn lệ bị tắc do viêm nhiễm. Cần phải đưa trẻ tới bác sĩ mắt để khám.
30. Nên ngoáy tai cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Cần phải hết sức thận trọng khi chăm sóc tai cho trẻ sơ sinh, tốt nhất chỉ nên dùng bông ướt để lau vành trong và vành ngoài của tai trẻ. Chưa nên ngoáy sâu vào tai trong của trẻ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top