Hiện tại đang là mùa cao điểm của bệnh tay, chân miệng. Đối với các bé bị độ 1 thông thường các bác sĩ sẽ cho các mẹ đưa bé về nhà để chăm sóc. Rất nhiều mẹ lo lắng làm sao có thể chăm sóc đúng cách cho bé khỏi nhanh, phòng ngừa bé bị nhiễm,... Vì thế chicco sẽ hướng dẫn bạn làm cách nào để có thể chăm sóc bé tốt nhất để bé sớm khỏi bênh.
1. Cách ly bé:
Nếu nhà bạn có nhiều bé, bạn nên cẩn thận cách ly bé bị bệnh để bé khác không bị lây bệnh. Khi trẻ bị bệnh, bạn nên liên hệ ngay với trường học để xin cho bé nghỉ ở nhà, tránh lây bệnh cho các bạn học khác. Đối với người trực tiếp chăm sóc bé thì nên đeo khẩu trang, sau khi tiếp xúc bé xong cần rửa tay ngay bằng xà phòng để tránh lây nhiễm.
2. Giữ vệ sinh cá nhân cho bé:
- Tắm rửa sạch sẽ cho bé bằng xà phòng và nước sạch. Không nên thay thế xà phòng bằng sữa tắm cho bé bởi xà phòng có khả năng diệt khuẩn tốt hơn.
- Cho trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng đúng cách để tránh bớt sự bám dính của virus, ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh của bé.
- Ngâm quần áo, tã lót của bé trong dung dịch sát khuẩn hoặc luộc sôi trước khi đem đi giặt.
- Các vật dụng cá nhân của bé như bình sữa cho bé, thìa, muỗng, bát, đĩa ăn,... đều phải dùng riêng, không được sử dụng chung cho nhiều bé để tránh lây nhiễm.
- Tránh các quan niệm sai lầm như: kiêng nước, kiêng gió, chọc cho mụn nước mau vỡ bởi nó có thể khiến bệnh của bé nặng hơn do bị nhiễm trùng, gây nguy hiểm cho bé.
3. Tạo môi trường sống an toàn cho bé:
Các mẹ cần thường xuyên lau dọn phòng bé ở bằng nước lau nhà có tính sát khuẩn để nhà sạch sẽ và đảm bảo an toàn cho bé. Phòng của bé cũng cần đảm bảo thoáng khí. Khi tiếp xúc với bé bị bệnh xong, người lớn cần rửa tay bằng xà phòng với nước sạch để khử vi khuẩn nhằm không lây bệnh cho bé khác khi tiếp xúc.
4. Dinh dưỡng của bé:
Trẻ bị tay chân miệng sẽ xuất hiện các vết loét trong niêm mạc miệng khiến bé bị đau đớn khi ăn, do đó bé sẽ trở nên biếng ăn và sụt cân. Để bé khỏe mạnh, các mẹ nên chú ý đối với chế độ dinh dưỡng của bé như:
- Chọn loại thức ăn mềm, mịn dễ nuốt, có thể đi qua các vết loét mà không gây cảm giác khó chịu cho bé.
- Không cố ép trẻ ăn tạo tâm lý sợ ăn cho trẻ mà nên chia thành nhiều bữa ăn hơn để đảm bảo bé vẫn đủ dinh dưỡng.
- Chỉ dùng thìa nhỏ, không có cạnh sắt nhằm tránh đụng vào các vết loét khiến bé đau đớn.
- Bổ sung thêm vitamin C cho bé bằng hoa quả, rau xanh. Tránh các vị chua khiết bé bị xót.
- Nếu bé vẫn đang bú mẹ thì nên để bé bú tiếp, chia làm nhiều lần, không ép bé bỏ sữa mẹ luôn.
- Không bắt bé ăn kiêng khi bệnh đã giảm. Lưu ý để bé ăn với chế độ dinh dưỡng phù hợp với tuổi.
Nhìn chung bé bị bệnh là do sức đề kháng của bé còn yếu. Các mẹ nên để ý đến các vấn đề dinh dưỡng để đảm bảo nâng cao sức đề kháng cho bé, giúp bé phòng bệnh tốt hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét