Các vết cắn, đốt của côn trùng mang lại cảm giác khó chịu cho bé như ngứa, bỏng rát hoặc đau; gây ra các tổn thương trên da như sưng đỏ, phù nề đôi khi xuất hiện mụn nước, bóng nước, một số loại côn trùng như ong vò vẽ có thể gây shock phản vệ nếu không xử trí kịp thời có thể đe doạ đến tính mạng
Ngoài ra côn trùng như muỗi còn là tác nhân trung gian lây truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sốt rét, sốt suất huyết, viêm não Nhật Bản…. Phụ huynh nên chủ động tìm hiểu cách thức ngăn ngừa, nhận biết sớm và điều trị các vết cắn, đốt của côn trùng sẽ giúp bé được an toàn và khoẻ mạnh.
Mẹ thường hay nhầm lẫn vết đốt của côn trùng với các loại mẩn ngứa thông thường nên không biết cách để xử lý, Bé có thể bị viêm nhiễm, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Dấu hiệu khi bé bị côn trùng cắn, đốt
Do bản tính hiếu động, ưa khám phá nên bé thường hay vui chơi tại những góc tối, dễ bị côn trùng như muỗi tấn công. Khi bị côn trùng cắn, đốt; có bé chỉ bị ngứa, sưng tấy nhẹ và tự khỏi; một số trẻ có cơ địa mẫn cảm thì nơi bị côn trùng cắn đốt có thể sưng đỏ và phù nề, đôi khi xuất hiện mụn nước, bóng nước gây đau do cơ thể phản ứng lại các dị nguyên từ vết cắn, ngòi, lông của côn trùng. Tùy vào loại côn trùng và cơ địa trẻ mà các thương tổn trên da của mỗi bé sẽ khác nhau:
• Kiến, ruồi, muỗi nhỏ, rệp cắn: làm da phồng đỏ, hơi sưng, cảm giác ngứa châm chích. Riêng vết cắn của kiến lửa có thể có thêm triệu chứng sưng phù và xuất hiện mụn, gây nhức nhối.
Mẹ thường hay nhầm lẫn vết đốt của côn trùng với các loại mẩn ngứa thông thường nên không biết cách để xử lý, Bé có thể bị viêm nhiễm, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Dấu hiệu khi bé bị côn trùng cắn, đốt
Do bản tính hiếu động, ưa khám phá nên bé thường hay vui chơi tại những góc tối, dễ bị côn trùng như muỗi tấn công. Khi bị côn trùng cắn, đốt; có bé chỉ bị ngứa, sưng tấy nhẹ và tự khỏi; một số trẻ có cơ địa mẫn cảm thì nơi bị côn trùng cắn đốt có thể sưng đỏ và phù nề, đôi khi xuất hiện mụn nước, bóng nước gây đau do cơ thể phản ứng lại các dị nguyên từ vết cắn, ngòi, lông của côn trùng. Tùy vào loại côn trùng và cơ địa trẻ mà các thương tổn trên da của mỗi bé sẽ khác nhau:
• Kiến, ruồi, muỗi nhỏ, rệp cắn: làm da phồng đỏ, hơi sưng, cảm giác ngứa châm chích. Riêng vết cắn của kiến lửa có thể có thêm triệu chứng sưng phù và xuất hiện mụn, gây nhức nhối.
• Ong đốt: gây nhức, khó chịu vì trong vòi ong thường có nọc độc. Trường hợp nặng có thể bị nôn ói, tim đập nhanh, khó thở, toàn thân bị phù nề, tụt huyết áp gây nguy hiểm đến tính mạng.
• Bọ, ve cắn: sốt kéo dài, kèm theo triệu chứng nổi mẩn đỏ khắp người.
• Nhện cắn: phồng da, sưng đỏ và nhức; có thể gây sốt, chóng mặt.
Ðiều trị thế nào khi bé bị côn trùng đốt?
Do bé còn nhỏ, chưa ý thức được việc tự chăm sóc bản thân. Theo phản xạ tư nhiên, cảm giác ngứa, rát khó chịu sẽ khiến bé gãi lên các vết cắn, đốt. Phụ huynh cần chú ý dù cho vết cắn, đốt nặng hay nhẹ cũng tuyệt đối không cho bé gãi vì sẽ khiến da trầy xước, độc tố có thể phát tán rộng sẽ gây khó khăn hơn cho việc điều trị. Tùy theo vết cắn, đốt sẽ có cách điều trị cho bé khác nhau.
Trường hợp nhẹ (sưng đỏ, và ngứa tại vết cắn): rửa sạch vết thương với xà phòng diệt khuẩn, sau đó bôi thuốc trị côn trùng cắn nhằm làm giảm sưng đỏ và giảm cảm giác đau, ngứa.
Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng thuốc trị côn trùng cắn từ các thành phần tự nhiên như hoạt chất Zanthoxylum từ cây hoa tiêu. Sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được kiểm định chứa thành phần tự nhiên, không cồn, không amoniac, đã được kiểm nghiệm da liễu an toàn không gây kích ứng ngay cả với da nhạy cảm của trẻ sơ sinh thì mới nên sử dụng.
Trường hợp trung bình (sưng đỏ lan rộng kèm theo cảm giác ngứa rát, thường gặp khi bị ong đốt), mẹ nên làm theo các bước sau:
• Dùng nhíp hoặc đầu ngón tay nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra, tránh tác động mạnh để nọc độc không lan rộng.
• Rửa sạch vùng da với xà phòng diệt khuẩn và nước. Trường hợp đau nhức, có thể làm lạnh vùng da bằng cách chườm lạnh với đá.
• Thoa thuốc bôi có chứa chất chống ngứa như Crotamiton & I-menthol và kháng viêm như Prednisolone Valerate Acetate.
• Dùng nhíp hoặc đầu ngón tay nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra, tránh tác động mạnh để nọc độc không lan rộng.
• Rửa sạch vùng da với xà phòng diệt khuẩn và nước. Trường hợp đau nhức, có thể làm lạnh vùng da bằng cách chườm lạnh với đá.
• Thoa thuốc bôi có chứa chất chống ngứa như Crotamiton & I-menthol và kháng viêm như Prednisolone Valerate Acetate.
Trường hợp nặng: nếu bé xuất hiện các triệu chứng sau mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế gần nhất:
• Thở khò khè hoặc khó thở.
• Nôn (trớ).
• Nổi ban, xuất hiện chấm đỏ ở một số vùng khác nhau trên cơ thể.
• Nhịp tim đập nhanh.
• Ngủ li bì, có dấu hiệu bị sốc.
Chicco
0 nhận xét:
Đăng nhận xét