- Giữ phần hăm của bé khô ráo
Điều này sẽ giúp phần hăm tã mau lành hơn. Mẹ nhớ không được sử dụng các loại khăn giấy ướt để lau cho vùng tổn thương, thay vào đó, sử dụng nước ấm và xà phong hay sữa tắm cho trẻ sơ sinh để vệ sinh cho bé. Trong thời gian điều trị hăm tã, mẹ hãy lau khô và để ráo vùng mặc tã của bé, tốt nhất thời gian này không nên mặc tã, nếu muốn mặc, hãy nới lỏng tã để giúp chỗ hăm được mát mẻ, khô ráo.
- Chú ý với phấn rôm
Mẹ thường có thói quen sử dụng phấn rôm cho bé để có cảm giác khô ráo và thơm tho. Khi sử dụng mẹ nhớ đừng để phấn dây ra phần mặt, bột phấn có thể chứ thành phần talc và gây tổn thương phổi nếu bé hít phải. Một số loại phấn rôm làm từ tinh bột ngô, và nấm men thích "nhấm nháp" loại bột này và mẹ tránh dùng phấn rôm từ bột ngô cho bé đang bị hăm do nấm men.
- Chọn kem phù hợp:
Các mẹ có thể sử dụng loại kem chống hăm cho trẻ sơ sinh có chứa kẽm đioxit hoặc mỡ khoáng. Đối với 2 dạng hăm còn lại, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân, và bác sĩ sẽ cho mẹ câu trả lời về loại thuốc thích hợp. Đối với hăm do nhiễm trùng, có thể bé cần đến một số kháng sinh, còn hăm do nấm cần được điều trị với thuốc chống nấm để trị tận gốc.
- Dựa vào dạng hăm tã để chọn thuốc tốt nhất:
- Dựa vào dạng hăm tã để chọn thuốc tốt nhất:
Mẹ cần biết chính xác bé bị hăm tã dạng nào để lựa chọn loại thuốc tốt nhất, nếu bé bị nhiễm khuẩn, sẽ có mảng hăm màu vàng và mảng hăm chứa nước, vết loét cỏ mủ hoặc bị đóng vảy. Nếu hăm do nấm, nơi mảng hăm sẽ có màu đỏ tươi, những mụn nhỏ màu đỏ lan tỏa ra rìa vết hăm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét