Chàm thể tạng, còn gọi là viêm da thể tạng hay viêm da cơ địa, là một bệnh da thường gặp ở trẻ em. Bệnh cũng xuất hiện ở các nhóm tuổi khác, gây ngứa nhiều, hay tái phát, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
Biểu hiện bệnh thay đổi theo tuổi
Chàm có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào song tất cả các đối tượng mắc bệnh này đều có chung một triệu chứng là ngứa.
Bệnh có thể khởi phát sớm lúc đứa bé mới 2-3 tháng tuổi. Triệu chứng xuất hiện đột ngột làm da khô, tróc vảy và ngứa ở đầu và mặt, nhất là gò má hoặc các vùng khác của cơ thể, nổi mụn nước, vỡ ra và rỉ dịch, gây ngứa từng cơn... Trẻ thường phải chà xát lên giường, nệm hay các đồ vật khác vì ngứa, ngủ không ngon giấc. Da trẻ có thể nhiễm trùng do chà xát và cào gãi.
Biểu hiện bệnh thay đổi theo tuổi
Chàm có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào song tất cả các đối tượng mắc bệnh này đều có chung một triệu chứng là ngứa.
Bệnh có thể khởi phát sớm lúc đứa bé mới 2-3 tháng tuổi. Triệu chứng xuất hiện đột ngột làm da khô, tróc vảy và ngứa ở đầu và mặt, nhất là gò má hoặc các vùng khác của cơ thể, nổi mụn nước, vỡ ra và rỉ dịch, gây ngứa từng cơn... Trẻ thường phải chà xát lên giường, nệm hay các đồ vật khác vì ngứa, ngủ không ngon giấc. Da trẻ có thể nhiễm trùng do chà xát và cào gãi.
Ở trẻ em từ 2 tuổi cho đến dậy thì, thương tổn thường bắt đầu ở nếp gấp khuỷu tay hay đầu gối. Những vị trí khác cũng hay gặp là cổ, cổ tay, mắt cá hay nếp gấp giữa mông và đùi, gây ngứa, tróc vảy. Theo thời gian, da chàm thể tạng trở nên sần sùi, bị thương tổn trắng ra (hay sạm đi), da dày lên do cào gãi nhiều mà các bác sĩ thường gọi là hiện tượng “liken hóa”. Ngoài ra, vùng da dầy xuất hiện các nốt sần, ngứa liên tục.
Có nhiều tác nhân kích thích có thể gây ra tình trạng chàm, trong đó có thể kể đến:
- Tác nhân bên trong cơ thể: Thần kinh, sang chấn tâm lý, thay đổi nội tiết, rối loạn chuyển hóa.
- Tác nhân môi trường:
+ Dị nguyên hô hấp: bụi, phấn hoa, dị nguyên thức ăn (sữa, lạc, tôm cua...)
+ Môi trường, khí hậu: Đa số trẻ hay bị bệnh vào mùa thu đông, một số ít vào mùa hè.
+ Môi trường, khí hậu: Đa số trẻ hay bị bệnh vào mùa thu đông, một số ít vào mùa hè.
Tiến sĩ Hương khuyến cáo, gia đình có trẻ mắc chàm cần lưu ý:
- Nên vệ sinh cơ thể trẻ bằng các loại sữa tắm cho bé dịu nhẹ. Hạn chế dùng xà phòng, các chất tẩy rửa quá mạnh.
- Không tắm trẻ bằng nước nóng quá lâu.
- Sau khi tắm cho bé, có thể sử dụng các loại kem dưỡng da cho bé thích hợp, có khả năng lưu kem trên da cả ngày, nhất là mùa đông:
Đặc biệt cần tuyệt đối tránh:
- Các kích thích bệnh: Chà xát, gãi, sang chấn thần kinh…
- Bụi nhà, lông súc vật, len, tơ…
- Côn trùng đốt, chó mèo...
Trong trường hợp bé bị mắc viêm da cơ địa, gia đình cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám, tuyệt đối không tự ý chữa bệnh cho con bằng các phương pháp dân gian truyền miệng để tránh tình trạng viêm nhiễm trầm trọng thêm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét