Rất nhiều trẻ bị rôm sảy khi thời tiết nóng nực. Rôm sảy thường khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu và quấy khóc.
Nguyên nhân trẻ bị rôm sảy:
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng rất hay bị rôm sảy mà nguyên nhân là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Bình thường các ống tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên mồ hôi không có đường thoát ra ngoài nhất là khi thời tiết nóng nắng.
Trẻ bị rôm sảy nhiều nhất vào mùa hè. Bởi để thích ứng với khí hậu nóng nực, tuyến mồ hôi da sẽ tiết ra rất nhiều mồ hôi để tản nhiệt. Nếu mồ hôi không kịp bài tiết ra ngoài hoặc đã bài tiết ra ngoài nhưng không kịp bốc hơi sẽ làm tắc lỗ tuyến mồ hôi.
Ngoài ra, cũng có những trường hợp do trẻ mặc quần áo không thấm hút mồ hôi hoặc thường xuyên mặc tã, hoặc mặc tã quá chật cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy.
Khi trẻ bị sốt cao hoặc trẻ quá hiếu động, khi vui chơi cơ thể sẽ tăng cường hoạt động nên các tuyến mồ hôi và tuyến nhầy trong cơ thể cũng tăng hoạt động để thải nhiệt. Các chất bẩn trên da làm cho tuyến mồ hôi của bé bị tắc, tạo ra những mụn rôm, sảy.
Nhiều trẻ bị rôm sảy do mẹ thoa quá nhiều kem dưỡng ẩm cho bé, hay phấn rôm làm tắc viêm lỗ chân lông, không thoát nhiệt ở tuyến mồ hôi.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng rất hay bị rôm sảy (Ảnh minh họa)
Rôm sảy là một bệnh về da rất dễ nhận biết, thể hiện qua những mảng rộp chứa mụn nước li ti, có thể khiến vùng da chuyển màu đỏ và lẫn các đốm mủ nhỏ. Những vùng da hay bị nổi sảy là cổ, lưng, bẹn, trán.
Có 3 loại rôm sảy thường gặp, đó là rôm sảy dạng tinh thể, rôm sảy đỏ và rôm sảy sâu.
- Rôm dạng tinh thể (miliaria crystalina) thường xảy ra ở trẻ nhỏ do chậm phát triển các ống tuyến mồ hôi. Loại rôm sảy này không biểu hiện viêm, thường xảy ra do sốt cao và để lại các mảng da bị bong khi đã dứt bệnh.
- Rôm đỏ (miliaria rubra) thường xảy ra do thời tiết nóng ẩm.
- Rôm sâu (miliaria profunda) xảy ra do tuyến mồ hôi bị tổn hại nặng, thường sau khi bị rôm sảy đỏ kéo dài.
Phòng tránh rôm sảy cho trẻ:
Mẹ nên cho bé chơi ở những nơi thoáng mát, cho bé mặc quần áo mỏng có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Ngoài ra vào mùa hè, mẹ nên nhớ lưu ý cho bé uống nhiều nước. Trẻ nhỏ thường có thân nhiệt cao hơn người lớn, nên trong những ngày nóng bức, bạn có thể lau mình cho con nhiều lần để làn da luôn sạch. Tắm rửa cho bé 1-2 lần mỗi ngày giúp làm sạch các lỗ chân lông, tuy nhiên, không nên tắm quá nhiều có thể làm bé cảm lạnh.
Nhiều mẹ rất thích thoa phấn rôm để cho da bé được thoáng mát. Song mẹ nên lưu ý khi trẻ đang ra mồ hôi nhiều, việc sử dụng phấn rôm sẽ khiến lỗ chân lông bị bịt kín, càng dễ dẫn đến rôm sảy.
Cách xử trí trẻ bị rôm sảy:
Nhận biết được nguyên nhân bị rôm sảy sẽ giúp cho mẹ có cách điều trị rôm sảy cho bé được tốt hơn.
Trẻ bị rôm sảy cần tắm cẩn thận (Ảnh minh họa)
Vệ sinh – tắm rửa:- Tắm nước mát (không dùng nước ấm hay nóng). Nếu bị rôm sảy, tại vùng da khu trú có thể đắp khăn ướt cho da được “mát”
- Dùng sữa tắm cho bé dịu-nhẹ có độ pH trung tính hay acid nhẹ (pH= 4,5-6,5) hay nước sạch.
- Sau khi tắm, lau khô trẻ bằng khăn tắm mềm, mịn, chất liệu cotton thấm hút tốt và không chà mạnh lên da bé.
- Không dùng sữa tắm của người lớn tắm cho bé.
- Không pha thêm chanh vào nước tắm của bé.
Chọn quần áo cho trẻ
- Mặc quần áo bằng chất liệu 100% cotton để thấm tốt mồ hôi và cho da bé thông thoáng, “dễ thở”.
- Không dùng vải len, sợi tổng hợp vì không thấm tốt mồ hôi và dễ gây kích ứng da.
- Quần áo nên chọn màu sáng, vải mỏng, rộng rãi không bó sát người.
Sinh hoạt:
- Hạn chế chơi đùa ngoài nắng, nhất là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.
- Ra nắng nên dùng nón rộng vành.
- Mặc quần áo bằng chất liệu 100% cotton để thấm tốt mồ hôi và cho da bé thông thoáng, “dễ thở”.
- Không dùng vải len, sợi tổng hợp vì không thấm tốt mồ hôi và dễ gây kích ứng da.
- Quần áo nên chọn màu sáng, vải mỏng, rộng rãi không bó sát người.
Sinh hoạt:
- Hạn chế chơi đùa ngoài nắng, nhất là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.
- Ra nắng nên dùng nón rộng vành.
Giữ cho môi trường thoáng và mát để bé không bị ra mồ hôi thêm nữa. Bố mẹ có thể dùng quạt, điều hòa với nhiệt độ vừa phải để làm mát phòng của bé. Cho bé mặc loại quần áo có thể thấm mồ hôi, dọn dẹp nơi ở để phòng tránh cho bé bị nhiễm khuẩn da.
Cẩn trọng với các loại thuốc bôi
Tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến khám nếu có ý định dùng thuốc bôi. Điều trị rôm sảy ở trẻ em có thể bằng nhiều cách khác nhau từ thảo dược cho đến tắm lá và bệnh có thể tự hết sau vài ngày. Dùng thuốc bôi kém chất lượng, không rõ nguồn gốc sẽ dẫn đến các biến chứng nặng hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét