Hăm tã là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ, và chỉ cần hiểu đúng cơ chế gây hăm tã, mẹ có thể phòng tránh cho bé dễ dàng. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát được thực hiện trên webtretho tháng 11 vừa qua, kết quả lại cho thấy nhiều mẹ vẫn áp dụng các biện pháp chưa đúng để phòng chống hăm cho con. Những biện pháp này, hoặc không có tác dụng phòng chống hăm, hoặc nghiêm trọng hơn, có thể gia tăng tình trạng hăm tã cho làn da bé yêu.
Biện pháp phổ biến nhất mà các mẹ hay sử dụng để chống hăm cho con đó là bôi phấn rôm sau khi tắm và trước khi quấn tã. Có 12,2% các mẹ tham gia khảo sát đã sử dụng phương pháp này. Bố mẹ thường nghĩ rằng bôi phấn rôm sẽ giúp phòng ngừa rôm sảy cũng như hăm tã cho bé . Tuy nhiên, đây thực sự là một cách hiểu sai của bố mẹ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, việc bôi phấn rôm gia tăng tình trạng bí báchcho da bé, đồng thời các phân tử phấn rời rạc không tạo thành lớp màng bảo vệ, tạo khoảng trống cho các enzyme trong chất thải xâm nhập vào da bé. Phấn rôm thường bị vón cục khi gặp mồ hôi, gây bít lỗ chân lông, dễ dẫn đến tình trạng hăm tã hay còn làm cho hăm tã trở nặng hơn. Ngoài ra các hạt phấn rôm li ti dễ gây nguy hiểm cho phổi bé khi hít phải hoặc có thể rơi vào mắt bé.
Một biện pháp phổ biến khác được các mẹ sử dụng đó là tắm cho bé bằng nước lá trà xanh, mướp đắng (11,9%). Đây là biện pháp dân gian có từ lâu đời, được các bà mẹ truyền tai nhau qua nhiều thế hệ. Đây là một cách làm sạch và mát da hiệu quả. Tuy nhiên, các mẹ có biết thật ra phương pháp này chưa được nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả trong việc chống hăm tã. Ngoài ra, việc gia tăng hàm lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong các loại lá hiện nay có thể gây nguy hiểm cho làn da bé nếu mẹ không cẩn thận. Vì vậy, chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng trước khi chọn lựa biện pháp này để bảo vệ làn da bé yêu.
Cuối cùng, sai lầm mà các mẹ cũng hay mắc phải, đó là thích và có xu hướng lựa chọn các sản phẩm chống hăm có chứa chất tạo màu, tạo mùi dễ thương để sử dụng cho bé. 14,7% các mẹ tham gia khảo sát đã mắc phải sai lầm này, và con số thực tế có lẽ còn to lớn hơn nhiều. Các mẹ hãy nhớ, làn da trẻ con khác xa làn da người lớn, rất mỏng manh và nhạy cảm với các loại chất kích ứng như các chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi. Vì vậy, các mẹ hãy chú ý lựa chọn các sản phẩm lành tính để sử dụng cho bé yêu của mình.
Phòng ngừa hăm tã đúng cách không khó
Các mẹ tham khảo các bước sau đây thì sẽ có thể giúp bé “đánh bật” hăm tã dễ dàng:
- Sử dụng tã giấy có lớp thấm hút tốt, an toàn, mềm mại; chọn tã có kích cỡ phù hợp cơ thể bé và nên mặc vừa vặn hoặc rộng hơn một chút để vùng quấn tã được thông thoáng
- Thay tã thường xuyên để da bé không phải tiếp xúc với các enzyme gây kích ứng có trong phân, nước tiểu trong thời gian quá lâu.
- Sau khi tắm hoặc cho mỗi lần thay tã, bố mẹ nhớ vệ sinh cho bé sạch sẽ, lau khô và bôi thuốc mỡ cho toàn bộ khu vực quấn tã bao gồm mông, bộ phận sinh dục bé và đặc biệt là khu vực tiếp xúc với mép tã giấy.
- Đối với trường hợp bé đã bị hăm tã, bố mẹ nên rửa sạch vùng da bị hăm, lau khô, bôi thêm thuốc mỡ lành tính chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên thúc đẩy quá trình lành da, giúp mau chóng chữa lành vết hăm trên da bé.
Các mẹ biết đấy, nguyên nhân chủ yếu gây hăm là do da bé thiếu “lớp màng bảo vệ” nên không thể chống lại được sự xâm nhập của các tác nhân kích ứng gây hăm tã từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, mẹ chỉ cần chủ động tạo “lớp màng bảo vệ” này cho bé bằng cách bôi kem chống hăm cho trẻ sơ sinh lên vùng da quấn tã là hăm tã sẽ tránh xa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét