Theo khảo sát, các sản phẩm dành cho trẻ em nằm trong danh mục chứa chất cấm mà bộ Y tế đang ban hành lệnh cấm vẫn được bày bán tràn lan tại tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội..


Nhiều loại mỹ phẩm có chứa chất cấm mà bộ Y tế vừa ban hành vẫn được bày bán tại các siêu thị, cửa hàng (ảnh Thế Anh).
Tại các siệu thị lớn, những sản phẩm sữa tắm, dầu gọi mỹ phẩm này bày bán rộng rãi, được đặt tại các vị trí bắt mắt dễ nhìn. Trên các sản phẩm được thiết kế logo và những hình ảnh rất đẹp, đặc biệt tại các quầy sản phẩm đều có những thông tin thu hút kích thích người tiêu dùng bằng các hình thức quảng cáo, khuyến mại tặng kèm những sản phẩm dùng thử, mua hai tặng một. Không ít sản phẩm trong số đó có chất mà bộ Y tế vừa đưa ra hạn chót về sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường. Trong đó, loại khăn ướt đang tràn ngập thị trường dành riêng cho trẻ em là Wonder Care, Teen care, Baby Care, trong thành phần công bố trên bao bì ghi rõ có chất bảo quản bị cấm Methylisothiazolinone.
Còn về sữa tắm, kem bôi ngoài da và dầu gội trẻ em cũng có rất nhiều sản phẩm có chứa chất Methylisothiazolinone được ghi rõ trong bao bì. Ngay cả hãng có thương hiệu lớn và được đông đảo người dân tin dùng như Johnson and Johnson cũng có một số sản phẩm có chất này là: Johnson’s PH5.5, Johnson’s Baby, DG john và Johnson’s Baby Bath & Milk. Ngoài ra còn có các sản phẩm sữa tắm cho trẻ em nhập khẩu Thái Lan là D-nee pure, D-nee head & baby đang bán phổ biến trên thị trường cũng có thành phần cấm này. Loại Pureen tắm gội toàn thân cho trẻ em, nhập khẩu Malaysia, cũng chung thành phần như vậy.
Khăn ướt, sữa tắm dầu gội là những sản phẩm đang được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là dùng để chăm sóc, bảo vệ cho trẻ nhỏ. Trong khi đó các bậc phụ huynh đều không nắm rõ được các thông tin của từng sản phẩm, mà họ lựa chọn khá thoải mái, họ không lường hết được những nguy hại của các chất bảo quản này đối với con mình.
Ghi nhận của PV, phần lớn người tiêu dùng, nhất là các bậc phụ huynh đều không nắm rõ được các thông tin về sản phẩm. Các bậc phụ huynh mua những sản phẩm này về dùng cho trẻ nhỏ, họ có chung một tâm lý là rất tin tưởng những sản phẩm này như sữa tắm, gầu dội, kem bôi ngoài da… Vì sác hãng sản xuất này đều có thương hiệu lớn như Jonson’s, D-nee pure… và được quảng cáo rộng rãi trên các báo đài, và họ đều dùng những sản phẩm sữa tắm, dầu gội…. theo phong trào người này giới thiệu cho người kia dùng.
Điều đặc biệt, vì các sản phẩm được bán tại các siêu thị lớn và tại các hiệu thuốc nên người tiêu dùng rất tin tưởng. Một số người tiêu dùng cho biết, họ chọn những sản phẩm này là vì thấy quảng cáo trên tivi và thấy hàng xóm, bạn bè đều sử dụng để tắm gội cho con nhỏ nên cũng mua về dùng; còn các thông tin về sản phẩm thì họ không nắm được.
Chị P.T.H đang là giảng viên trường cao đẳng Hà Nội thuộc tập đoàn FLC cho biết: Chị mua sản phẩm sữa tắm dầu gội của hãng Johnson về dùng cho con nhỏ mà không hề biết những thông tin về sản phẩm này chứa các chất mà bộ Y tế vừa đưa vào danh mục. Chị chỉ thấy người khác mua về dùng thì chị cũng mua về dùng, bây giờ, khi nắm được thông tin những sản phẩm này chứa các chất đang bị cấm, chị rất lo lắng và hoang mang.
Anh Bùi Dũng, quê Nam Định, đang làm việc tại Hà Nội chia sẻ: Con gái anh năm nay hơn một tuổi, gia đình anh vẫn sử dụng sữa tắm cho bé từ khi mới sinh đến nay. Những thông tin về sản phẩm này thì anh đều không biết, chỉ thấy những phụ huynh khác mua về sử dụng nên anh cũng mua về cho con anh dùng.

Một cặp vợ chồng quê ở tỉnh Hưng Yên trả lời PV tại bệnh viện Dinh dưỡng cho biết: “Vợ chồng tôi sinh cháu đã được 3 tháng tuổi, tại bệnh viện Phụ sản Trung ương. Sau khi sinh bé xong, khi làm thủ tục xuất viện thì được bệnh viện tặng cho một gói quà bao gồm: 1 túi bỉm, 1 hộp kem thoa lên da để cho bé mang thương hiệu Johnson baby và một số sản phẩm khác. Còn những gia đình khác còn nhận được thêm sữa của bệnh viện, ở khu vực gần nhà rất nhiều người khi sinh trên viện Phụ sản Trung Ương đều nhận được những quà tặng từ bệnh viện. Những sản phẩm này, chúng tôi không hề biết thông tin cụ thể, nhưng do bệnh viện tng nên vợ chồng tôi cũng rất yên tâm khi sử dụng”.
Ông Lê Văn Truyền khuyến cáo người dân, trong lúc cơ quan chức năng chưa cấm lưu hành loại sản phẩm chứa các chất độc hại nêu trên thì người dân nên thông thái trong cách tiêu dùng. Nguyên Thứ trưởng bộ Y tế cho hay, chỉ cần bỏ ra nửa phút, người tiêu dùng hoàn toàn có thể kiểm tra chất cấm có trong mỹ phẩm hay không. “Khi kiểm tra thành phần trên ghi trên sản phẩm, nếu phát hiện có những chất cấm như trong danh mục bộ Y tế vừa công bố, người tiêu dùng có quyền không lựa chọn những sản phẩm đó”, ông Truyền khuyến cáo.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Mạnh Hùng (Tổng thư ký hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam) cho hay, nhiều nước trên thế giới đã khuyến cáo về hai loại chất mà bộ Y tế Việt Nam vừa đưa vào danh mục chất cấm. Ông Hùng cho rằng, điều này là cần thiết, và việc cấm lưu hành sản phẩm này trên thị trường phải có một lộ trình nhất định. Không thể đưa vào danh mục chất cấm là cấm ngay dòng sản phẩm này trên thị trường. Bởi còn phải xác định xem tỉ lệ cho phép là bao nhiêu và nhiều yếu tố khác nữa!?.
Những bê bối Johnson & Johnson trong quá khứ
Trong quá khứ, tập đoàn chăm sóc sức khỏe nổi tiếng Johnson & Johnson từng có nhiều bê bối về chất lượng sản phẩm. Đã không ít quốc gia tiến hành thu hồi những sản phẩm có vấn đề của hãng này. Năm 2012, Johnson tẩm hoá chất vào phấn rôm trẻ em bị phát hiện ở Ấn Độ và bị thu hồi giấy phép kinh doanh ở nước này. Chỉ ít ngày sau đó, Johnson & Johnson (J&J) lại dính phải một bê bối ở chi nhánh Hàn Quốc. Tập đoàn này cho biết chi nhánh tại Hàn Quốc của hãng hiện phải thu hồi khẩn cấp thuốc hạ sốt trẻ em dạng siro Tylenol; Johnson & Johnson thu hồi hàng ngàn tuýp kem dưỡng da cho bé sau khi phát hiện có nhiễm khuẩn.
Đợt kiểm tra hồi năm 2012 của cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) phát hiện một lô kem dưỡng da trẻ em có chứa lượng vi khuẩn nhiều hơn so với thông số kỹ thuật cho phép. Khoảng 2.200 chai kem dưỡng da với số hiệu 0161LK đã được thu hồi từ các cửa hàng trên toàn tiểu bang miền Nam nước Mỹ. Chất độc trong dầu gội Johnson & Johnson Baby Shampoo nằm trong dòng hàng chăm sóc trẻ em dịu nhẹ rất nổi tiếng và phổ biến trên toàn cầu của Johnson & Johnson với dòng khẩu hiệu quảng cáo “No More Tears” (Không gây cay mắt). Tuy nhiên, năm 2010, thông tin từ Tổ chức hoạt động y tế và môi trường The Campaign for Safe Cosmetics (CSC) của Mỹ cho hay, sản phẩm Baby Shampoo được bán tại thị trường Mỹ và nhiều nước khác vẫn tồn tại 2 chất hóa học gây hại; Thuốc trị thiếu máu của Johnson & Johnson chứa mảnh thủy tinh




Nguồn: Xã luận

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top