Thời tiết oi bức của mùa hè làm cho chúng ta rất khó chịu nhưng lại là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Cũng chính vì thế nên thời điểm này xuất hiện nhiều bệnh truyền nhiềm mà đối tượng chủ yếu là trẻ sơ sinh bởi sức đề kháng của trẻ yếu hơn rất nhiều so với người lớn. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè, các bậc cha mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa cũng như điều trị nhé!
1. Hăm da
Vào mùa hè, thời tiết nóng bức cộng với một số nguyên nhân như: mặc bỉm quá lâu, sử dụng tã vải gây ẩm hoặc hạn chế sự lưu thông của không khí dẫn đến tình trạng hăm da.
Dấu hiệu của tình trạng này khá rõ rệt như: xuất hiện các vết đỏ ở vùng da bụng, mông, đùi trên, có thể tiết dịch gây đau. Một thời gian sẽ khô và bóc vảy. Hăm da gây cho trẻ cảm giác khó chịu.
Điều trị: trước tiên mẹ phải giữ cho vùng da bị hăm luôn được thoáng, rửa vùng da bị hăm nhiều lần trong ngày bằng nước ấm và lau bằng khăn mềm. Nên mặc cho trẻ các loại quần thoáng mát, chất liệu cotton. Ngoài ra, mẹ có thể bôi kem trị hăm cho bé, nhưng lưu ý chọn những sản phẩm có thương hiệu uy tín. Mẹ chú ý không nên bôi phấn rôm, bởi vì phấn rôm dễ làm bít lỗ chân lông, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Cách phòng:
- Chọn tã giấy hoặc bỉm mềm thấm hút tốt.
- Thay tã thường xuyên không để khi “nặng trịch” mới thay.
- Phải vệ sinh sạch và khô trước khi đóng tã mới
- Thoa kem chống hăm cho bé sau khi tắm.
2. Rôm sảy
Rôm sảy là hiện tượng phổ biến ở trẻ trong mùa hè. Mồ hôi ra nhiều khiến cho lỗ chân lông của trẻ dễ bị bít gây nên tình trạng rôm sảy. Rôm sảy có thể xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể. Tuy nhiên tập trung nhiều ở vùng mặt, cổ, lưng, tay. Rôm sảy gây cảm giác khó chịu cho trẻ.
Vậy nên để hạn chế tình trạng này, bố mẹ nên:
- Cho trẻ ở trong phòng thoáng mát
- Tắm hàng ngày cho trẻ để da bé luôn được sạch sẽ, thoáng mát. Mẹ có thể tắm cho bé bằng các loại lá như trà xanh, là sài đất, mướp đắng…để da bé luôn được mát. Đồng thời các loại lá này cũng có tính sát khuẩn cao.
- Mặc cho trẻ quần áo rộng rãi, thoáng mát. Quần áo của trẻ phải luôn được giặt sạch và phơi ở chỗ thoáng mát.
- Tuyệt đối không nên bôi phấn rôm cho trẻ.
3.Viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là một loại bệnh nhiễm khuẩn thần kinh có thể tạo thành dịch về mùa hè. Bệnh do một loại Arbovirus nhóm B gây nên. Virut gây bệnh này được muỗi truyền từ súc vật sang người. Đây là bệnh có tỉ lệ tử vong khá cao hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề.
Biểu hiện thường gặp của bệnh là: sốt cao, đau đầu, nôn, rối loạn ý thức, co giật rồi đi vào hôn mê nhanh chóng. Một số trường hợp có biểu hiện liệt thần kinh. Khi trẻ có những biểu hiện trên, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và di chứng sau này.
Cách phòng:
Để phòng ngừa bệnh cần phải giữ môi trường trong sạch, nhà ở thoáng mát, nằm màn khi ngủ, phun thuốc diệt muỗi và côn trùng, tiêm phòng vaccin viêm não Nhật Bản cho trẻ đúng lịch.
4.Tiêu chảy cấp
Do nhiều nguyên nhân nên tiêu chảy đang dần trở thành loại bệnh phổ biến trong mùa hè.
Nguyên nhân sâu xa gây bệnh tiêu chảy là do vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả…) hoặc virut, nấm, ký sinh trùng đường ruột. Cơ chế gây bệnh có thể do độc tố của vi khuẩn gây ra, triệu chứng thường xuất hiện sớm (dưới 6 giờ sau khi nhiễm bệnh), hoặc do vi khuẩn trực tiếp gây tổn thương hệ thống tiêu hóa, triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện muộn hơn. Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Tác nhân gây tiêu chảy thường gây bệnh bằng đường phân – miệng: phân người bị tiêu chảy làm nhiễm bẩn thức ăn, nước uống hoặc do tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc quan trọng nhất là đánh giá mức độ mất nước và bù nước điện giải bằng đường uống dung dịch oresol, truyền dịchchỉ thực hiện khi mất nước nặng, trẻ nôn nhiều, không thể uống được hoặc đi ngoài rất nhiều không thể bù kịp bằng đường uống. Việc sử dụng kháng sinh và các men tiêu hóa vi sinh cần phải theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy.
5. Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là loại bệnh do siêu vi trùng Dengue gây ra. Đây là loại bệnh truyền nhiễm lây lan chủ yếu do muỗi vằn hút máu truyền từ người bị bệnh sang người lành bệnh. Loài muỗi này thường ở trong những góc tối tăm, những nơi ẩm ướt, và hoạt động cả ngày lẫn đêm.
Đây là loại bệnh nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong khá cao. Một số dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết mẹ cần chú ý:
- Trẻ sốt cao đột ngột, nhưng thường không kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi
- Có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt
- Chảy máu cam
- Nôn mửa, đi ngoài ra máu
- Có thể đau bụng dữ dội ở dưới sườn bên phải
Mẹ cần phải cho trẻ tới gặp bác sĩ ngay nếu trẻ có những dấu hiệu như trên đề phòng những trường hợp xấu nhất xảy ra.
Trên đây là một số loại bệnh mà trẻ hay gặp trong mùa hè. Để tránh cho trẻ nhiễm phải các bệnh này, mẹ nên chú ý đến cách chăm sóc trẻ, đảm bảo cho trẻ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý nhất. Ngoài ra, bố mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu của bệnh để có thể xử lý kịp thời khi trẻ không may bị nhiễm bệnh.
Vào mùa hè, thời tiết nóng bức cộng với một số nguyên nhân như: mặc bỉm quá lâu, sử dụng tã vải gây ẩm hoặc hạn chế sự lưu thông của không khí dẫn đến tình trạng hăm da.
Dấu hiệu của tình trạng này khá rõ rệt như: xuất hiện các vết đỏ ở vùng da bụng, mông, đùi trên, có thể tiết dịch gây đau. Một thời gian sẽ khô và bóc vảy. Hăm da gây cho trẻ cảm giác khó chịu.
Điều trị: trước tiên mẹ phải giữ cho vùng da bị hăm luôn được thoáng, rửa vùng da bị hăm nhiều lần trong ngày bằng nước ấm và lau bằng khăn mềm. Nên mặc cho trẻ các loại quần thoáng mát, chất liệu cotton. Ngoài ra, mẹ có thể bôi kem trị hăm cho bé, nhưng lưu ý chọn những sản phẩm có thương hiệu uy tín. Mẹ chú ý không nên bôi phấn rôm, bởi vì phấn rôm dễ làm bít lỗ chân lông, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Cách phòng:
- Chọn tã giấy hoặc bỉm mềm thấm hút tốt.
- Thay tã thường xuyên không để khi “nặng trịch” mới thay.
- Phải vệ sinh sạch và khô trước khi đóng tã mới
- Thoa kem chống hăm cho bé sau khi tắm.
2. Rôm sảy
Rôm sảy là hiện tượng phổ biến ở trẻ trong mùa hè. Mồ hôi ra nhiều khiến cho lỗ chân lông của trẻ dễ bị bít gây nên tình trạng rôm sảy. Rôm sảy có thể xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể. Tuy nhiên tập trung nhiều ở vùng mặt, cổ, lưng, tay. Rôm sảy gây cảm giác khó chịu cho trẻ.
Vậy nên để hạn chế tình trạng này, bố mẹ nên:
- Cho trẻ ở trong phòng thoáng mát
- Tắm hàng ngày cho trẻ để da bé luôn được sạch sẽ, thoáng mát. Mẹ có thể tắm cho bé bằng các loại lá như trà xanh, là sài đất, mướp đắng…để da bé luôn được mát. Đồng thời các loại lá này cũng có tính sát khuẩn cao.
- Mặc cho trẻ quần áo rộng rãi, thoáng mát. Quần áo của trẻ phải luôn được giặt sạch và phơi ở chỗ thoáng mát.
- Tuyệt đối không nên bôi phấn rôm cho trẻ.
3.Viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là một loại bệnh nhiễm khuẩn thần kinh có thể tạo thành dịch về mùa hè. Bệnh do một loại Arbovirus nhóm B gây nên. Virut gây bệnh này được muỗi truyền từ súc vật sang người. Đây là bệnh có tỉ lệ tử vong khá cao hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề.
Biểu hiện thường gặp của bệnh là: sốt cao, đau đầu, nôn, rối loạn ý thức, co giật rồi đi vào hôn mê nhanh chóng. Một số trường hợp có biểu hiện liệt thần kinh. Khi trẻ có những biểu hiện trên, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và di chứng sau này.
Cách phòng:
Để phòng ngừa bệnh cần phải giữ môi trường trong sạch, nhà ở thoáng mát, nằm màn khi ngủ, phun thuốc diệt muỗi và côn trùng, tiêm phòng vaccin viêm não Nhật Bản cho trẻ đúng lịch.
4.Tiêu chảy cấp
Do nhiều nguyên nhân nên tiêu chảy đang dần trở thành loại bệnh phổ biến trong mùa hè.
Nguyên nhân sâu xa gây bệnh tiêu chảy là do vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả…) hoặc virut, nấm, ký sinh trùng đường ruột. Cơ chế gây bệnh có thể do độc tố của vi khuẩn gây ra, triệu chứng thường xuất hiện sớm (dưới 6 giờ sau khi nhiễm bệnh), hoặc do vi khuẩn trực tiếp gây tổn thương hệ thống tiêu hóa, triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện muộn hơn. Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Tác nhân gây tiêu chảy thường gây bệnh bằng đường phân – miệng: phân người bị tiêu chảy làm nhiễm bẩn thức ăn, nước uống hoặc do tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc quan trọng nhất là đánh giá mức độ mất nước và bù nước điện giải bằng đường uống dung dịch oresol, truyền dịchchỉ thực hiện khi mất nước nặng, trẻ nôn nhiều, không thể uống được hoặc đi ngoài rất nhiều không thể bù kịp bằng đường uống. Việc sử dụng kháng sinh và các men tiêu hóa vi sinh cần phải theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy.
5. Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là loại bệnh do siêu vi trùng Dengue gây ra. Đây là loại bệnh truyền nhiễm lây lan chủ yếu do muỗi vằn hút máu truyền từ người bị bệnh sang người lành bệnh. Loài muỗi này thường ở trong những góc tối tăm, những nơi ẩm ướt, và hoạt động cả ngày lẫn đêm.
Đây là loại bệnh nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong khá cao. Một số dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết mẹ cần chú ý:
- Trẻ sốt cao đột ngột, nhưng thường không kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi
- Có dấu hiệu xuất huyết, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt
- Chảy máu cam
- Nôn mửa, đi ngoài ra máu
- Có thể đau bụng dữ dội ở dưới sườn bên phải
Mẹ cần phải cho trẻ tới gặp bác sĩ ngay nếu trẻ có những dấu hiệu như trên đề phòng những trường hợp xấu nhất xảy ra.
Trên đây là một số loại bệnh mà trẻ hay gặp trong mùa hè. Để tránh cho trẻ nhiễm phải các bệnh này, mẹ nên chú ý đến cách chăm sóc trẻ, đảm bảo cho trẻ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý nhất. Ngoài ra, bố mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu của bệnh để có thể xử lý kịp thời khi trẻ không may bị nhiễm bệnh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét