Nắng gắt đầu hè cùng thời tiết nóng ẩm dễ khiến nhiều trẻ bị hăm tã, nhất là với những bé có làn da nhạy cảm. Hăm tã tuy không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng tình trạng này ảnh hưởng đến hoạt động và sức khỏe của bé, khiến bé ăn không ngon, chơi không ngoan. Các mẹ hãy lưu ý những điều dưới đây để phòng và trị hăm tã cho bé trong mùa hè nhé!
Nguyên nhân gây hăm tã:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hăm tã nhưng phổ biến nhất là do nước tiểu của bé động lại quá lâu vì mẹ ít thay tã. Hăm tã cũng có thể xảy ra do khi tắm xong, người bé còn ẩm mà mẹ đã vội quấn tã,..
Một nguyên nhân khác thường gặp nữa là do mẹ lạm dụng phấn rôm. Nhiều mẹ rất thích thoa một lượt phấn rôm cho bé sau khi bé tắm xong. Cảm giác bé thơm tho, mát mẻ khiến mẹ lầm tưởng rằng phấn rôm có thể làm mát da mát thịt, chống rôm sẩy và chống hăm. Thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện.
Ngoài ra hăm ta xuất hiện có thể do bé bị kích ứng với chất liệu của tã lót, tã không được sạch sẽ, bé bị quấn tã quá chặt hay bé bị dị ứng với một số loại xà phòng, chất tẩy rửa, sữa tắm tạo bọt, ...
Triệu chứng hăm tã:
Hăm tã thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong gia đoạn bé từ 9 – 12 tháng tuổi. Một số triệu chứng của hăm tã như: da bị kích ứng, đỏ tấy và xuất hiện những mụn nhỏ ở vùng bụng dưới, quanh bộ phận sinh dục và những chỗ ngấn đùi bị ướt của bé.
Cách phòng chống hăm tã cho trẻ:
- Hãy thay tã cho bé hằng ngày, đặc biệt trẻ sơ sinh cần được thay tã nhiều hơn những bé ở độ tuổi khác (khoảng 12 lần một ngày).
- Sử dụng khăn sạch nhẹ nhàng thấm nước ấm lau xung quanh phần bụng dưới và các vùng da nhạy cảm của bé. Mẹ có thể sử dụng một chút xà bông dành cho trẻ sơ sinh và chú ý rửa thật sạch bằng nước ấm sau khi tắm và vệ sinh cho bé.
- Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ, đặt bé nằm xuống khăn bông mềm và để làn da bé được khô thoáng tự nhiên
- Hãy lựa chọn loại tã chất lượng và phù hợp với làn da của bé, không nên quấn tã quá chặt mà nên nới lỏng một chút, bé sẽ cảm thấy khô thoáng vùng dưới dù phải mặc tã cả ngày.
Cách trị hăm tã cho bé:
- Nếu phát hiện bé bị hăm da thì nên nhanh chóng xử lý. Quan trọng nhất là vệ sinh cho bé. Phải rửa vùng kín cho bé ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới. Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và trầy xước da thêm. Một số bài thuốc dân gian cũng được các mẹ truyền tay nhau như rửa vùng da hăm cho bé bằng nước lá chè xanh hoặc lá trầu không đun sôi để nguội. Các nữa là dùng lá khế sạch giã nát với chút muối thêm vào nước sôi để nguội rồi chấm vào chỗ da hăm.
- Một cách khác đơn giản hơn mà lại rất hiệu quả, đó là sử dụng kem chống hăm cho trẻ. Kem chống và trị hăm có tác dụng vừa kháng khuẩn, làm dịu viết thương, vừa tạo màng bảo vệ giúp ngăn ngừa các kích ứng da.
- Không chỉ giúp vùng bọc tã lót "thoát nạn" hăm tã, những loại kem chống hăm còn bảo vệ những vùng da nhiều nếp gấp như kẽ mông, bẹn, đùi, cổ và cánh tay cũng khỏi lo nguy cơ hâm nhiệt. Một trong những sản phẩm như vậy là kem chống và trị hăm Chicco. Mẹ chỉ cần thoa một lớp mỏng lên da bé là có thể tạo "đa tác dụng": làm dịu chỗ đau và vết ngứa khó chịu, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình tái sinh da và làm lành vết thương, đồng thời duy trì độ ẩm cho da, chống lại các tác nhân gây kích ứng.
- Nếu có thể, bạn nên để da bé tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian ngắn sau khi thay bỉm. Việc này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn.
- Nếu cha mẹ đã thực hiện những biện pháp phòng và chữa trị ở trên nhưng chứng hăm tã ở trẻ không có dấu hiện cải thiện hoặc ngày càng nghiêm trọng hơn, mẹ nên mang bé đến bác sĩ để tham khảo ý kiến điều trị bệnh hăm tã.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét