Việc sử dụng bình sữa cho trẻ sơ sinh không đơn giản như mẹ vẫn nghĩ. Nếu không cẩn thận bé rất có thể bị nhiễm khuẩn do dùng bình sữa không hợp vệ sinh. Vậy nên mẹ cần lưu ý một số điểm sau đây khi dùng bình sữa cho trẻ sơ sinh.
Chất liệu, hình dáng, kích cỡ của bình sữa
Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên dùng bình sữa bằng thủy tinh không vỡ. Nguyên liệu thủy tinh an toàn hơn nhựa, ngoài ra bình thủy tinh còn dẫn nhiệt tốt, dẽ cọ rửa. Nhược điểm của bình sữa bằng thủy tinh là nặng, khó cầm hơn bình nhựa. Tuy nhiên trong giai đoạn này, bố mẹ là người chủ yếu cầm bình cho bé bú, vì vậy vấn đề này không quá lo ngại.
Về núm vú, tốt nhất bố mẹ nên chọn kiểu có một khe và làm bằng chất liệu silicon bền, không mùi.
Bố mẹ nên chọn loại bình có miệng rộng để dễ lau chùi. Phải có một bàn chải dài để chùi rửa bình và một bàn chải nhỏ dành cho các núm vú giả
Pha sữa cho trẻ sơ sinh phải đúng cách
Tốt nhât bố mẹ nên chọn bình sữa có vạch chia độ. Vạch chia sẽ giúp cho bố mẹ biết lượng lượng nước pha sữa cho bé đã hợp lý chưa. Lượng nước và sữa không phù hợp sẽ làm cho khả năng hấp thụ dưỡng chất bị kém đi.
Trước khi pha sữa, mẹ hãy rửa tay thật sạch rồi hãy chuẩn bị pha sữa cho bé.
Mẹ lưu ý khi sử dụng bình sữa lần đầu tiên mẹ phải khử trùng bình sữa trước. Cách khủ trùng bình sữa khá đơn giản. Đầu tiên mẹ hãy rửa bình sữa thật sạch với nước rửa chén bát. Sau đó đun sôi bình sữa trong khoảng 5 – 10 phút. Mẹ nhớ là phải đổ nước ngập bình nhé. Sau đó vớt ra và phơi thật khô.
Kiểm tra xem núm vú có chảy tốt không, bởi vì có khi nó quá rộng, có khi nó lại quá hẹp, có khi nó bị bít lại khiến bé không thể bú được sữa. Mẹ cũng không nên vặn nắp quá chặt, nắp chặt sẽ khiến sữa không chảy được vì không có đường dẫn không khí.
Bảo quản bình sữa cho bé như thế là tốt nhất ?
Cách bảo quản bình sữa cho trẻ cũng rất quan trọng. Vệ sinh sạch sẽ bình sữa mỗi khi bé bú xong, để các lần pha sữa tiếp theo không bị nhiễm khuẩn, an toàn cho bé. Khi vệ sinh bình sữa, bố mẹ cần chú ý:
Bình đựng sữa: Chải thật kĩ bên trong với bàn chải cán dài, nước và nước rửa bát đĩa.
Các bao núm vú: Chà và súc thật mạnh
Các núm vú: Lộn trái ra và trải với bàn chải nhỏ cán dài. Khi chúng đã thật sạch nên xem lại lỗ có bị bít không.
Nếu bố mẹ bận mà không rửa bình sữa ngay được thì mẹ cần súc bình và đổ đầy nước vào súc rửa núm vú và bao vú. Nếu không sữa sẽ khô và kết dính lại làm cho việc rửa xúc sau đó trở nên khó khăn hơn.
Sau khi rửa xong nên phơi khô, tránh những chỗ bụi bặm, đặc biệt là núm vú, vì đó là nơi mà trẻ ngậm miệng trực tiếp vào đó.
Làm thế nào để biết chắc rằng trẻ bú tốt.
Bằng cách kiểm tra những bong bóng nhỏ nổi lên trong bình mẹ sẽ biết được rằng có gì ngăn cản bé bú không. Bình thường thời gian bú kéo dài từ 15 – 20 phút. Thông thường các bé sơ sinh sẽ nghỉ bú giữa chừng. Nếu không bạn có thể cho bé nghỉ một lát
Mẹ không nên cho bé bú một mình, trẻ sơ sinh còn quá nhỏ, vì vậy trẻ có thể uống quá nhiều gây ngợp thở hoặc hớp quá nhiều không khí.
Khi sử dụng bình sữa cho trẻ sơ sinh, bố mẹ hãy ghi nhớ những điều trên nhé. Cơ thể trẻ sơ sinh còn yếu vì vậy bé rất dễ bị nhiễm trùng nếu như bình sữa không sạch sẽ, không an toàn và đảm bảo vệ sinh. Đồng thời việc cho bé bé bú cũng phải cẩn trọng để tránh gây ra các tình trạng ọc sữa, nôn trớ…gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét