Côn trùng đốt và sự chủ quan của con người
Rất nhiều bệnh nhân khi bị
côn trùng cắn mang tâm lý chủ quan để rồi rơi vào tình trạng khó thở, sưng tấy,
nhiễm trùng. Đặc biệt, dấu hiệu ban đầu của côn trùng cắn lại thường rất nhẹ,
chỉ ngứa ngứa và hơi đỏ vùng da nên người bị đốt không coi là nghiêm trọng,
không dùng thuốc.
Bé Trần Thu Ngân TP.HCM vài ngày gần đây bị ong đốt và dẫn đến nổi mề đay,
khó thở, ngứa toàn thân, môi tím tái. Nếu gia đình không đưa đi chữa trị kịp
thời thì không biết trước điều gì sẽ xảy ra.
Côn trùng cắn – hãy là
người hiểu biết
Côn trùng cắn nếu biết cách sơ cứu và dùng thuốc thì không có gì phải
đáng lo ngại. Tuy nhiên phần lớn lại không nắm được những vấn đề này. Xử lý vết
đốt cần càng sớm càng tốt, trong vòng 6h, rửa vết cắn bằng nước sạch, dùng vòi
xịt càng tốt, tiếp tục rửa với xà phòng, cồn hoặc dùng thuốc sát khuẩn.
Giảm đau, ngứa bằng đá
chườm. Sau khi bị côn trùng cắn, nếu vết thương nhỏ dùng nước muối loãng thoa
lên ngày 3 – 4 lần, nếu có sưng mủ cần phải đi khám và điều trị tại chuyên khoa
da liễu sớm nhất.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
- Giữ môi trường sạch sẽ, thường xuyên phun thuốc diệt côn trùng ở chỗ nhiều
cây và ao hồ.
- Mắc màn khi ngủ để tránh muỗi và côn trùng.
- Sử dụng thuốc chống muỗi, thuốc trị côn trùng cắn nếu phải làm việc ở những nơi
nhiều bụi rậm, ao hồ, vùng nước. Đặc biệt nên dùng cho trẻ nhỏ vì khả năng bảo
vệ khỏi côn trùng của các con rất thấp. Thậm chí bé lại rất thích thú khi nhìn
côn trùng cử động, sờ tay vào để bắt côn trùng hết sức nguy hiểm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét