Bình sữa có cần thiết phải tiệt trùng không?
Theo hầu hết các chuyên gia nhi khoa, việc khử trùng bình sữa và các dụng cụ liên quan đến việc cho bé bú là cần thiết khi bé dưới 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ miễn dịch của trẻ còn non nên bé dễ bị rối loạn tiêu hóa nếu sữa bé uống vào bị nhiễm bẩn; trong khi đó, môi trường ô nhiễm và điều kiện bên trong các dụng cụ cho bú như bình sữa, núm vú, máy hút sữa rất thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi.
Theo hầu hết các chuyên gia nhi khoa, việc khử trùng bình sữa và các dụng cụ liên quan đến việc cho bé bú là cần thiết khi bé dưới 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ miễn dịch của trẻ còn non nên bé dễ bị rối loạn tiêu hóa nếu sữa bé uống vào bị nhiễm bẩn; trong khi đó, môi trường ô nhiễm và điều kiện bên trong các dụng cụ cho bú như bình sữa, núm vú, máy hút sữa rất thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi.
Tuy nhiên, các bà mẹ cũng không nên quá “khó khăn” trong việc này, việc khử trùng dụng cụ cho ăn của bé kéo dài trên 6 tháng đầu đời của bé ngược lại sẽ khiến hệ miễn dịch của bé không được rèn luyện để chống lại bệnh tật; mẹ bận rộn hơn vô ích vì tuổi này bé đã bắt đầu giai đoạn khám phá thế giới bằng cách cho tất cả mọi thứ trong tầm tay vào miệng (tất nhiên mẹ không thể khử trùng mọi thứ xung quanh bé được).
Phải rửa trực tiếp bình sữa trước khi tiệt trùng, ngay sau khi trẻ bú xong, chúng ta cần cọ rửa ngay bình bằng nước lạnh. Đừng cọ rửa bằng nước nóng vì vi khuẩn phát triển từ môi trường này. Sau đó cần rửa bình bằng nước ấm. Đừng quên rửa núm vú. Hãy cọ rửa thật kỹ để loại bỏ chất cặn bã sót lại trong bình, trong núm vú trước khi phơi nắng bằng cách lật ngược chúng lại
Phương pháp tiệt trùng
1. Tiệt trùng bằng cách đun sôi
Phương pháp cổ điển này vẫn được các mẹ áp dụng khá rộng rãi vì nó tiết kiệm và đơn giản. Nếu bạn sử dụng phương pháp này thì cần xem xét xem bình của mình có phù hợp không, các loại bình làm từ nhựa PC chứa BPA tuyệt đối không được sử dụng phương pháp này vì nó sẽ làm giải phóng BPA từ nhựa ra ngoài.
Khi luộc bình bạn cần nhấn chìm bình sữa cho bé và các phụ kiện đi kèm vào nồi, đun sôi ít nhất trong vòng 10 phút. Riêng núm vú chỉ nên luộc trong vòng 5 phút. Tuy nhiên phương pháp đun nóng này sẽ ảnh hưởng tới độ bền bình nhựa và núm cao su.
2. Bằng hóa chất tiệt trùng trong nước nguội (clo)
Hòa tan hóa chất khử trùng (viên clo) vào nước nguội trong chậu (hoặc bể) khử. Dìm toàn bộ dụng cụ ngập trong nước khử và đảm bảo không có bọt khí đọng trong dụng cụ, ngâm trong 30 phút, sau đó tráng rửa lại với nước đung sôi để nguội và phơi khô hoặc sấy. Phương pháp này mất thời gian và công sức, đồng thời hóa chất có thể để lại mùi khiến bé khó chịu khi bú, tuy nhiên đây là một phương pháp khử trùng đảm bảo.
3. Tiệt trùng bằng hơi nước
Phương pháp hiện đại, đơn giản và được rất nhiều chị em chọn lựa vì tiện dụng và giá thành không quá cao. Nếu mẹ có một chiếc máy tiệt trùng bình sữa bằng hơi nước, tất cả các thao tác chỉ đơn giản là cho bình sữa và núm ti vào. Đổ nước và ấn nút. Đợi đến khi quá trình tiệt trùng bằng hơi hoàn tất, máy sẽ tự động cắt điện.
Phương pháp này có ưu điển là tiện dụng và chất lượng bình được đảm bảo, tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo, nếu các bình sữa không được sử dụng sau 24 tiếng, mẹ nên tiệt trùng lại lần nữa đế tránh cho vi khuẩn phát triển.
4. Sử dụng lò vi sóng
Theo một nghiên cứu gần đây ở Mỹ, chỉ cần 2 phút nấu trong lò vi sóng là có thể tiệt trùng phần lớn các loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến. Do đó chén bát, bình sữa có thể tiệt trùng bằng lò vi sóng. Nếu nhà có lò vi sóng, mẹ có thể thực hiện như sau: Sau khi rửa sạch bình, cho tất cả vào một cái hộp đựng ngập nước. Quay trong lò vi sóng khoảng 5-10 phút.
Chị em chú ý không được để núm ti và nắm bình vào lò vi sóng mà không có nước để tránh biến dạng, hư hỏng.
Phương pháp này có nhược điểm là không áp dụng được với loại bình thủy tinh.
Có thể bạn quan tâm: bình sữa cho trẻ sơ sinh
Tùy từng điều kiện, hoàn cảnh mà các mẹ hãy lựa chọn phương pháp tiệt trùng bình sữa an toàn nhất cho bé nhé.
Chicco
0 nhận xét:
Đăng nhận xét